Khánh Ly sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai. Hiện cư ngụ tại Cerritos California, Hoa Kỳ. Phu quân của Khánh Ly là cựu ký giả, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Khánh Ly có 4 người con, 2 trai 2 gái, đều đã trưởng thành.
Năm 1954, lúc 9 tuổi - trước khi theo mẹ di cư vào Nam - trong một Kermesse được tổ chức ở Hà Nội, Khánh Ly đã leo lên sân khấu tham dự cuộc thi hát được dựng lên theo kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ. Ngày ấy, bé Lệ Mai hát bài "Thơ Ngây" học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng Bông, nhưng bé không được giải gì cả.
Cuối năm 1956, dù mới khoảng 11-12 tuổi nhưng với niềm đam mê ca hát có được từ bé, một lần nữa Lệ Mai quyết định đi thi hát. Lệ Mai chuẩn bị đến với cuộc thi quan trọng của mình bằng cuộc quá giang xe rau chở bắp cải đi từ Đà Lạt về Sài Gòn để ghi danh dự buổi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp-Á tổ chức tại rạp Norodom. Em bé Lệ Mai hát bài "Ngày Trở Về" của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau thần đồng Quốc Thắng.
Năm 1954, lúc 9 tuổi - trước khi theo mẹ di cư vào Nam - trong một Kermesse được tổ chức ở Hà Nội, Khánh Ly đã leo lên sân khấu tham dự cuộc thi hát được dựng lên theo kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ. Ngày ấy, bé Lệ Mai hát bài "Thơ Ngây" học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng Bông, nhưng bé không được giải gì cả.
Cuối năm 1956, dù mới khoảng 11-12 tuổi nhưng với niềm đam mê ca hát có được từ bé, một lần nữa Lệ Mai quyết định đi thi hát. Lệ Mai chuẩn bị đến với cuộc thi quan trọng của mình bằng cuộc quá giang xe rau chở bắp cải đi từ Đà Lạt về Sài Gòn để ghi danh dự buổi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp-Á tổ chức tại rạp Norodom. Em bé Lệ Mai hát bài "Ngày Trở Về" của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau thần đồng Quốc Thắng.
Năm 1962, Khánh Ly thật sự bước vào cuộc đời ca hát của mình. Cô bắt đầu trình diễn ở phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Khoảng cuối năm 1962, Khánh Ly rời Sài Gòn lên hát cho một Night Club ở Đà Lạt và cô ở lại đó suốt 6 năm.
Năm 1964, tại Đà Lạt, Khánh Ly gặp một người nhạc sĩ nghèo. Anh đến với cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai khác, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị Khánh Ly về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp. Nhưng nếu tin vào định mệnh thì cuộc gặp gỡ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tuy bình thản, giản dị là thế song đã trở thành định mệnh của cuộc đời Khánh Ly, là khoảnh khắc lịch sử không riêng của Khánh Ly mà còn của nền âm nhạc nước nhà.
Bởi định mệnh nên đến năm 1967, như một sự tình cờ, Khánh Ly gặp lại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, vào một buổi chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi chiều trên đường phố Sài Gòn, tất cả đã bắt đầu. Ngay chiều ấy, trên nền gạch đổ nát có một quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn. Ca sĩ Khánh Ly bắt đầu hát với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại đây.
Kể từ năm 1967, Khánh Ly chính thức đi hát với Trịnh Công Sơn. Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh viên tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Saigon. Qua giọng hát khàn đục và quyến rũ của Khánh Ly với những tình khúc và ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn đã làm bàng hoàng ngây ngất cả một thế hệ trẻ vào hai năm cuối của thập niên 60 và tiếp tục như thế ở những năm đầu của thập niên 70, đánh dấu sự thành công tuyệt đỉnh vinh quang của giòng nhạc Trịnh Công Sơn-tiếng hát Khánh Ly. Sau đó, họ tiếp tục trình diễn khắp nơi trên đất nước Việt Nam và nhất là trong sân cỏ trường đại học - nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ".
Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều băng nhạc tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các cuộn băng của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trung tâm Trường Sơn, Băng nhạc Sơn Ca, Hoạ Mi, Băng nhạc Jo Marcel, ....
Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng "Trịnh Công Sơn-Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam".
Năm 1969, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được mời đi lưu diễn tại Âu Châu. Khánh Ly là nữ ca sĩ Việt Nam đầu tiên trình diễn tại đây cũng như các nước trên toàn cầu.
Cuối năm 1970, Khánh Ly trình diễn tại Hoa Kỳ, Gia-Nã-Đại và Nhật Bản. Lúc bấy giờ, Nippon Columbia đã mời Khánh Ly trực tiếp cộng tác tại Nhật Bản để trình diễn ở Osaka Fair. Khánh Ly đã thu vào đĩa vàng tại Nhật hai nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn đó là "Diễm Xư" và "Ca Dao Mẹ" được chuyển dịch sang tiếng Nhật. Tiếp tục cuộc "du ca" với cây đàn của Trịnh Công Sơn, họ đã có những buổi trình diễn trong các trường đại học lớn. Những buổi này, Khánh Ly trở thành "Nữ Hoàng có giọng ca nhừa nhựa".
Trong những lần trình diễn như thế, có khi kéo dài đén cả 4-5 giờ đồng hồ, Khánh Ly đã hát say mê hơn 45 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để đáp lại lời yêu cầu của giới thưởng ngoạn.
Năm 1970, ngọn lửa chiến tranh bắt đầu lan tràn khắp mọi nơi. Trịnh Công Sơn đã viết lên những bản "Phản Chiến Ca" để nói lên niềm hy vọng cho hoà bình, cho đất nước và con người Việt Nam. Với tâm huyết của một Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Khánh Ly yêu quê hương như yêu đồng lúa chín, và để chia sẻ nỗi niềm khao khát hoài bình, tự do chung cho cả một dân tộc bằng những ca khúc đấu tranh đầy phẩn nộ "Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam".
Ngoài ra, Khánh Ly còn đóng góp rất nhiều công sức trong việc trình diễn của mình cho các hội đoàn, hội công giáo Việt Nam bằng những buổi ca nhạc để gây dựng công quỹ cho các chương trình như: xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn ở khắp mọi nơi.
Năm 1972, Khánh Ly đã mở riêng cho mình một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.
Năm 1975, Khánh Ly cùng gia đình rời Việt Nam tìm tự do và định cư tại Hoa Kỳ, thành phố Cerritos, CA cho đến bây giờ.
Khánh Ly, tuy phải theo đời cơm áo, mai ra cùng phố xôn xao, bỏ lại những yêu dấu tan theo nhưng Khánh Ly cũng không ngưng phát triển Kiếp Cầm Ca. Trung tâm băng nhạc Khánh Ly đã thành lập, cho ra đời những đĩa nhạc châu ngọc quý báu để đóng góp trong làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Khánh Ly Productions đã phát hành hơn 50 đĩa nhạc, 4 cuốn băng video. Ngoài ra, Khánh Ly còn thu băng cho các trung tâm băng nhạc nổi tiếng khác như Asia Productions, Thuý Nga Paris, Mây Productions, ..vv..vv.
Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia đã mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì qua các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lần này, đĩa vàng được ấn bản hơn 2 triệu đĩa tại Nhật.
Năm 1987, Khánh Ly một lần nữa đến thăm Nhật Bản và thực hiện một chương trình cho Thuyền Nhân Vượt Biển "Boat People", qua nhiều nhạc phẩm khác nhau, trong đó có bài "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" của Châu Đình An.
Năm 1988, Khánh Ly được mời đến Vatican cho một buổi lễ "Xưng danh 117 vị mục sư Việt Nam" và lần này niềm vinh dự lớn dành cho Khánh Ly, người con ngoan đạo đã được gặp Đức Giáo Hoàng Pope John Paul đệ nhị.
Năm 1989, sau khi bức tường Bá Linh bị phá bỏ, Khánh Ly và bạn là ca sĩ Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức.
Năm 1990, Khánh Ly là ca sĩ đầu tiên hát ở những quốc gia như Nga, Ba Lan và Tiệp Khắc, ...
Năm 1992, Khánh Ly được mời tới dự ngày Hội Thiếu Niên Thế Giới được tổ chức ở Denver, Colorado. Khánh Ly đã trình diễn cho buổi thánh lễ trong dịp này. Đây là lần thứ hai Khánh Ly được gặp Đức Giáo Hoàng Pope John Paul đệ nhị và là niềm vinh dự lớn lao cho người con ngoan đạo như Khánh Ly.
Năm 1996, cuối mùa Thu, Khánh Ly nói lên cho toàn thế giới, trái tim nhân loại, cho mọi người cùng nghe bằng một nhạc phẩm "Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để cảm ơn một tình thương nhân loại. Chính phủ Phi Luật Tân đã chấp nhận cho người Việt tị nạn ở lại ngay trên đất nước của họ trong "Làng Việt Nam" được xây bên ngoài Việt Nam... Tạ ơn trên Người đã cứu người.
Cũng năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly. Cuốn phim tài liệu này dài 50 phút, được đạo diễn bởi Hideo Kado.
Năm 1997, NKH chọn cuốn phim tài liệu cuộc đời Khánh Ly, người đầu tiên trong 10 nhân vật nổi tiếng như Gandhi, Gucci, Martin Luther King Jr's wife... đề chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản ngày 29 tháng 4 năm 1997.
Vào tháng 9 năm 1997, quyển sách về cuộc đời của Khánh Ly, dày 270 trang, viêt bằng tiếng Nhật được đài truyền hình NKH phát hành và bán tại Nhật Bản.
Về phần mình, từ năm 1976, ngoài phần ca hát, Khánh Ly thường chia sẻ tâm tình của cô với với khán-thính giả qua những bài viết hàng tuần đã được đăng trên những tờ tạp chí quen thuộc ở hải ngoại như tờ Hồn Việt, Thời Báo, Báo Mai, Văn Nghệ Tự Do, Văn Nghệ magazine...vv. Dù Khánh Ly không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà báo nhưng trong giới văn bút, có lẽ Khánh Ly được coi là người cầm bút "đột xuất" duyên dáng nhất. Những bài viết "Bên Đời Hiu Quạnh" của cô viết về những vui buồn của đời nghệ sĩ rất vui và rất dễ thương. Khánh Ly viết dễ dàng như Khánh Ly hát đã đem đến cho người đọc một cảm giác thật nhẹ nhàng và thích thú.
Khánh Ly... đời vẫn hát...hát mãi cho người mua vui.
Cuối mùa Xuân năm 2001 - ngày 1 tháng 4, tại quê nhà, một người đã vĩnh viễn ra đi. Ông ra đi để lại nỗi nhớ mênh mang cho bao người ở lại, để lại gia tài nghệ thuật vô giá cho người, cho đời. Vậy mà, với một người, một nửa đã mất đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Hồn lìa khỏi xác người ta có còn sống được không. Bóng và Hình chia lìa nhau như thế.
Khánh Ly bày tỏ nỗi đau thương, lòng biết ơn qua từng lời ca, giọng nói. Bao năm rồi, những bài hát ấy chất chứa nhiều kỷ niệm của cô và nhạc sĩ. Bất cứ nơi nào, buổi hát nào cô cũng hát bài nào đó của ông vậy mà sao lời ca quen thuộc lại đứt quãng nửa chừng, "cổ họng bằng vàng" không vượt qua nổi những cái nấc âm thầm, lặng lẽ....
Dẫu tuổi không còn trẻ, sức không còn dài như ngày xưa đã có, Khánh Ly vẫn sống cùng những ngày tháng của mình bằng tình cảm chân thành, trân quý, niềm tri ân với những người ơn, người bạn và với khán-thính giả khắp nơi dành cho Khánh Ly tình yêu thương vô bờ bến. Ngày 27 tháng 9 năm 2003, Phố Xưa ra đời - cũng là một trong những điều như thế.
Khánh Ly... đời mãi hát... hát cho đời, cho người - hát với người, cùng người... mãi hát..
Những album của Khánh Ly đã phát hành
Những album của Khánh Ly đã phát hành
1967 - Nhạc tuyển 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1969 - Hát cho quê hương Việt Nam 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1970 - Hát cho quê hương Việt Nam 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1971 - Băng nhạc Tình ca 1. Tiếng hát Khánh Ly, Sĩ Phú, Duy Trác, Thanh Lan
1971 - Hát cho quê hương Việt Nam 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1971 - Tứ quý. Tiếng hát Lệ Thu, Duy Trác, Khánh Ly, Tuấn Ngọc
1973 - Hát cho quê hương Việt Nam 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1973 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1974 - Hát cho quê hương Việt Nam 5. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1974 - Hát cho quê hương Việt Nam 6. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1974 - Sơn Ca 7. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
o Sau 1975
1976 - Giáng Sinh quê hương còn đó nỗi buồn. Khánh Ly, Sĩ Phú, Mai Hương
1976 - Khi tôi về
1976 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1977 - Hát cho những người ở lại
1977 - Tình ca mùa hạ
1979 - Người di tản buồn
o Thập kỷ 1980
1980 - Lời buồn thánh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1981 - Đừng yêu tôi. Khánh Ly - Vũ Thành An
1981 - Giọt lệ cho ngàn sau. Khánh Ly - Từ Công Phụng
1981 - Bông hồng cho người ngã ngựa
1981 - Tủi nhục ca. Khánh Ly - Hà Thúc Sinh
1982 - Tắm mát ngọn sông đào
1983 - Ướt mi
1983 - Bản tango cuối cùng
1984 - Trong tay anh đêm nay, Valse
1984 - Lá đổ muôn chiều (Tà áo xanh). Nhạc tiền chiến Đoàn Chuẩn - Từ Linh
1984 - Bài tango cho em
1985 - Khối Tình Trương Chi. Khánh Ly, Sĩ Phú, Thanh Lan thực hiện
1985 - Biển nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1985 - Bông bưởi chiều xưa. Khánh Ly - Châu Đình An
1986 - Hạ trắng. Khánh Ly Trịnh Công Sơn
1986 - Niệm khúc cuối. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
1986 - Thương một người, Diễm Xưa
1986 - Tango tango
1987 - Tình không biên giới
1987 - Ai trở về xứ Việt
1987 - Bên ni bên nớ. Khánh Ly - Phạm Duy
1987 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly, Lệ Thu
1987 - Đêm hạ hồng. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Phong
1988 - Boston buồn
1988 - Tango điên (Khánh Ly - Vũ Nữ Thân Gầy)
1989 - Kinh khổ. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
1989 - Mưa hồng
1989 - Đêm hạnh ngộ
1989 - Niệm khúc hoa vàng
1989 - Xóa tên người tình. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
o Thập kỷ 1990
1990 - Tình nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1990 - Tình hờ. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
1991 - Vũng lầy của chúng ta. Khánh Ly – Lê Uyên Phương
1991 - Tưởng rằng đã quên
1991 - Lệ đá. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu và Kim Anh
1991 - Best of Khánh Ly
1992 - Ca dao mẹ
1992 - Bên đời hiu quạnh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1992 - Một cõi đi về. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1993 - Dốc mơ
1993 - Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Tiếng hát Khánh Ly, Trịnh Công Sơn và Trịnh Vĩnh Trinh
1994 - Để lại cho em. Khánh Ly - Phạm Duy
1994 - Em còn nhớ hay em đã quên
1994 - Ừ thôi em về (tái bản Shotguns record collection từ '70)
1995 - Đời vẫn hát
1996 - Ca khúc da vàng, Volume 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1997 - Mùa thu xa em: Khánh Ly Đặc Biệt
1998 - Ca khúc da vàng, Volume 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1999 - Ca khúc da vàng, Volume 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1999 - Hiên cúc vàng. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
1999 - Nguyệt ca. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
o Thập kỷ 2000
2000 - Đời cho ta thế. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2000 - Tình thu trên cao. Ca khúc Nguyễn Xuân Điềm
2001 - Một sớm mai về. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
2002 - Nếu có yêu tôi
2002 - Mưa trên cây hoàng lan. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
2003 - Còn tuổi nào cho em. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2005 - Ca khúc da vàng, Volume 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2008 - TangoGoTango
2009-Như một vết thương
...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét