cùng chia sẻ niềm đam mê

Twitter Button from twitbuttons.com

11.12.10

Diễn biến sự kiện Phật Đản 1963 (video)

Sự kiện Phật Đản, 1963 là cuộc khủng hoảng liên quan đến Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Sự kiện này dẫn đến khủng hoảng chính trị trầm trọng và dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một sự kiện gây xúc động lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam.


Biết trước Phật tử sẽ treo cờ Phật giáo, Tổng thống Diệm đã ra lệnh thi hành lệnh không treo cờ Phật giáo gây nhiều bất bình cho giới Phật tử.

Thượng tọa Thích Trí Quang, ngay trong buổi lễ Phật Đản, đã đọc bài chỉ trích chính quyền Ngô Đình Diệm và khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao[cần dẫn nguồn]. Bài nói chuyện này được thu âm, và Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu nhóm Phật tử đến đài phát thanh yêu cầu truyền thanh cho tất cả mọi người cùng nghe. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã cho binh sĩ đến bao vây đoàn biểu tình tại Đài Phát thanh Huế. Trong lúc lộn xộn xảy ra vụ nổ làm 7 người chết cùng nhiều người khác bị thương. Liên Hiệp Quốc cử đặc sứ đến dàn xếp vụ việc.

Sự kiện này mở đầu cuộc khủng hoảng tôn giáo kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền Nam Việt Nam mà đỉnh cao là các cuộc tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức cũng như một số nhà sư và Phật tử khác để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính quyền Việt Nam Cộng hòa mất hết uy tín trong và ngoài nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm trong vụ khủng hoảng này đã thể hiện rõ các yếu kém cực kỳ nghiêm trọng về kiến thức, chính trị, tổ chức không những không có thiện chí và kỹ năng tháo gỡ các mâu thuẫn đang ngày càng sâu sắc mà ngược lại bằng các hành động thiếu cân nhắc và quá khích của chính quyền, đặc biệt của vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân và của cố vấn Trung kỳ Ngô Đình Cẩn, đã đổ thêm dầu vào lửa bất chấp những khuyến cáo khẩn cấp của đồng minh Hoa Kỳ.

Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã không giải quyết khủng hoảng bằng phương pháp hoà bình và lựa chọn giải pháp vũ lực bằng cách đem binh sĩ tấn công phong toả các chùa chiền bắt các nhà sư và các đại diện của đảng phái, quy tội cho họ là liên can tới cộng sản. Các hành động này không những không làm êm dịu được tình hình mà còn làm khủng hoảng đi đến bùng nổ: bắt đầu là với các Phật tử sau này lại có thêm rất nhiều các lực lượng chính trị khác tại miền Nam cũng tham gia đấu tranh chống chính phủ. Chính quyền Ngô Đình Diệm không còn được chấp nhận trong con mắt của nhiều tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, tự làm mất sự ủng hộ quan trọng sống còn của Hoa Kỳ. Đứng trước tình hình đó một số tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, với sự ngầm đồng tình của chính phủ Hoa Kỳ, đã làm đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam.
 Chính sách thiên vị Thiên chúa giáo

Sự kiện Phật Đản năm 1963 chỉ là sự bùng nổ của các mâu thuẫn vì lý do tôn giáo chứa chất trong lòng xã hội, hậu quả của chính sách thiên vị Thiên chúa giáo của chính quyền Thực dân Pháp trước đây và đặc biệt bị đẩy lên mức độ cực đoan trong thời kỳ của chính phủ Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1963[cần dẫn nguồn].

Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành đạo dụ số 10 điều chỉnh các tổ chức hội đoàn trong đó các tôn giáo được xem như các hiệp hội. Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hội đoàn, tôn giáo như chỉ cho phép các hội đoàn, tôn giáo có nguồn thu nhập là các lệ phí hội viên (hình thức đặt thùng lạc quyên, công đức là bất hợp pháp); hạn chế bất động sản của các hội, tôn giáo: chính quyền có thể buộc đấu giá các bất động sản của các hiệp hội, tôn giáo; chính quyền vì lý do trị an có thể không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép lập hội... Đặc biệt trong đạo dụ này có điều khoản 44 có quy định chế độ "ưu tiên đặc biệt" cho các hội truyền giáo Thiên chúa giáo, đặt Công giáo ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ này. Thực chất đây là một chính sách thiên vị về tôn giáo của nhà cầm quyền bảo hộ Pháp. Ngô Đình Diệm sau khi trở thành tổng thống đã cho bãi bỏ hầu hết các sắc lệnh của chính quyền thực dân trước đây nhưng vẫn giữ nguyên đạo dụ số 10 duy trì tình trạng thiên vị về tôn giáo.

Dưới các năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, việc đặt Thiên chúa giáo vượt ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ số 10 đã làm các thế lực thân Thiên chúa giáo, "lực lượng Công giáo" lộng hành và tha hóa[cần dẫn nguồn]. Từ chỗ đặt mục tiêu số một là dùng hữu thần chống vô thần cộng sản để giúp sức và hỗ trợ chính quyền (như kỳ vọng của đạo dụ số 10 thông qua biện pháp phát triển giáo hội, giáo dân) họ đã chuyển mục tiêu chính sang ưu tiên số một là phát triển nhanh giáo hội, đưa các giáo dân vào nắm các cương vị cao trong chính quyền (kể cả các giáo dân là cộng sản mới cải đạo hoặc bị tình nghi là cộng sản) thông qua biện pháp chèn ép và phân biệt đối xử đối với Phật giáo. Các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo, cũng như "lực lượng Công giáo" trong chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã giảm bớt dần ảnh hưởng của Phật giáo, hạn chế ảnh hưởng của các thế lực chính trị thân Phật giáo cũng như xóa bỏ ảnh hưởng của các "lực lượng Phật giáo" thông qua việc nhanh chóng phát triển số lượng giáo dân Công giáo ở miền Nam Việt Nam: họ ưu tiên bổ nhiệm những người theo Công giáo vào các vị trí chính quyền và quân đội, dùng tuyên truyền công khai nói xấu Phật giáo, ca ngợi Công giáo, dành cho các xứ đạo Công giáo các điều kiện kinh tế tài chính xã hội thuận lợi nhất trong khi đó hạn chế tài sản, kinh tài của các tôn giáo khác[cần dẫn nguồn]. Khuyến khích, dụ dỗ và để người dân, công chức cải đạo sang Công giáo, cưỡng ép khi có cơ hội những gia đình có thân nhân theo cộng sản hoặc những người có tư tưởng thân cộng phải cải đạo để được chở che[

Đặc biệt trong quá trình đấu tranh chống cộng sản và xây dựng ấp chiến lược thì đa số nạn nhân là người theo Phật giáo[cần dẫn nguồn], các chiến dịch chống cộng vừa chống cộng sản vừa kết hợp chống Phật giáo: có một số không nhỏ Phật tử bị quy kết là thân cộng và bị truy bức; nhiều người, để yên ổn tránh liên đới, phải cải đạo sang Công giáo[cần dẫn nguồn]; quy mô cải đạo ở các tỉnh miền Trung được mở rộng vì đó là khu vực cai quản rất khắc nghiệt của Ngô Đình Cẩn (em trai út của Ngô Đình Diệm – cố vấn Trung phần và, trên thực tế, là người cai quản toàn quyền miền Trung). Trong các ấp chiến lược chính quyền chỉ cho dựng nhà thờ Công giáo mà không cho lập chùa[cần dẫn nguồn], cũng như trong quân đội chỉ có nha tuyên uý Công giáo chứ không có nha tuyên uý Phật giáo[cần dẫn nguồn], chính phủ biến các sự kiện trong đời sống Công giáo thành các lễ hội quốc gia...

Giám mục Ngô Đình Thục, anh trai Tổng thống Diệm, có tham vọng trở thành Hồng y nên cố gắng tuyên truyền tại Tòa thánh Vatican rằng ở miền Nam Việt Nam đã có 60% dân số theo Công giáo và Phật giáo đã suy tàn không còn hoạt động[cần dẫn nguồn]... các anh em của Tổng thống là Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn lạm dụng các ảnh hưởng của chính quyền càng làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử tôn giáo.

Đến năm 1963 tình hình kỳ thị Phật giáo của các thế lực chính trị thân Thiên chúa giáo đã lên đến cực điểm và sự kiện Phật đản 1963 chỉ là sự bùng nổ của các mâu thuẫn đã chứa chất lâu năm trong lòng xã hội miền Nam Việt Nam.
Diễn biến sự kiện Phật Đản 1963

Theo luật lệ của chính quyền Nam Việt Nam, cờ tôn giáo chỉ được treo trong khuôn viên cơ sở tôn giáo. Nhưng đã nhiều năm quy định này luôn bị vi phạm và chính quyền không có ý kiến gì và còn khuyến khích treo cờ Công giáo trên đường phố, thậm chí trong các công sở và trong doanh trại quân đội.

Thượng tọa Thích Trí Quang, ngay trong buổi lễ Phật Đản, đã đọc bài chỉ trích chính quyền Ngô Đình Diệm và khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao. Bài nói chuyện này được thu âm và Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu nhóm Phật tử đến đài phát thanh yêu cầu truyền thanh cho tất cả mọi người cùng nghe. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã cho binh sĩ đến bao vây đoàn biểu tình tại Đài phát thanh Huế. Trong lúc lộn xộn xảy ra vụ nổ làm 7 người chết cùng nhiều người khác bị thương. Liên Hiệp Quốc cử đặc sứ đến dàn xếp vụ việc và điều tra .
Đài kỉ niệm thánh tử đạo, sự kiện ngày 8 tháng 5 năm 1963 tại Huế. Phía sau, trước đây, là Đài phát thanh Huế

Trong ngày Phật Đản 8 tháng 5 tại Huế Thượng tọa Thích Trí Quang một trong các nhân vật có ảnh hưởng của Phật giáo miền Nam Việt Nam đã có bài thuyết pháp trong đó lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo trong chín năm qua và đề cập chuyện cấm treo cờ Phật giáo trong khi chỉ hai ngày trước cho treo công khai cờ Vatican. Sau đó các tổ chức Phật tử Huế hàng nghìn người kéo đến Đài phát thanh Huế yêu cầu cho phát bài thuyết pháp trên đài. Chính quyền thành phố cho cảnh sát, lính bảo an và thiết giáp đến bao vây đoàn biểu tình. Trong khi các bên đang tìm cách giải quyết vấn đề thì xảy ra vụ nổ làm 7 thường dân chết và một số người khác bị thương.

Vụ nổ xảy tuy không rõ thủ phạm nhưng đã gây căm phẫn cực độ trong giới Phật tử và các tầng lớp xã hội khác. Các tăng ni Phật tử tại Huế đã họp tại chùa Từ Đàm đề nghị chính quyền giải quyết 5 yêu cầu của Phật giáo:

1. Chính phủ bỏ lệnh cấm treo cờ
2. Được tự do hành đạo như Công giáo
3. Xem xét lại dụ số 10 để không coi tôn giáo như một hiệp hội
4. Chấm dứt khủng bố đàn áp Phật giáo
5. Bồi thường cho các nạn nhân vụ Đài phát thanh Huế và trừng trị kẻ gây đổ máu

Trong vòng một tháng sau đó chính phủ Ngô Đình Diệm không có ý muốn giải quyết vụ việc bằng hòa bình. Chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng các thỉnh cầu của khác Phật giáo không cần thiết vì chính phủ không cấm hành đạo nhưng cấm treo cờ Phật giáo. Đến lúc này trọng tâm đấu tranh của Phật giáo đã chuyển từ Huế vào Sài Gòn mà trung tâm là các chùa lớn như chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang và đã có quy mô toàn quốc. Chính phủ vẫn cự tuyệt các nguyện vọng của Phật giáo đồng thời cho lực lượng an ninh bao vây cô lập các chùa, cắt điện nước. Đứng trước tình hình chính quyền không có thiện chí giải quyết mâu thuẫn phía Phật giáo cho thành lập uỷ ban liên phái gồm các đạo phái Phật giáo để phối hợp đấu tranh chung và đưa ra các bản minh định về tình hình tôn giáo trong nước.

Chính quyền tuy cho thành lập uỷ ban liên bộ để họp bàn với uỷ ban liên phái của Phật giáo nhưng thực tế không có thiện chí giải quyết các mâu thuẫn vốn đã rất căng thẳng. Đồng thời cuối tháng 5 năm 1963 chính quyền đã có những hành động khiêu khích đánh vào lòng tự trọng của Phật giáo: cho lính cảnh sát, mật vụ cạo trọc đầu giả làm nhà sư đi ra đường trêu ghẹo phụ nữ, ăn uống tục tĩu, quỵt tiền và làm các việc bất minh để lấy cớ để phát động tuyên truyền bôi nhọ Phật giáo[cần dẫn nguồn].

Đứng trước tình hình chính quyền bôi nhọ và đàn áp Phật giáo ngày 11 tháng 6 năm 1963 Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử để phản đối chính quyền. Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã gây một ấn tượng rất mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới.



Sau vụ Thích Quảng Đức chính quyền trung ương tuy có các tuyên bố xoa dịu và cùng với uỷ ban liên phái ra thông cáo chung giải quyết khủng hoảng, nội dung thông cáo chung về cơ bản là sẽ xem xét các yêu cầu của Phật giáo. Thực tế tuy thông cáo chung có chữ ký của Tổng thống nhưng chính quyền vẫn không có thiện chí giải quyết các yêu cầu chính đáng của Phật giáo, mặt khác bà dân biểu Trần Lệ Xuân, em dâu Tổng thống, đã thể hiện sự thiếu chín chắn chính trị khi nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng thịt sư", Cố vấn Ngô Đình Nhu nhiều lần kêu gọi trấn áp mạnh tay với Phật giáo. Các cấp chính quyền tại miền Trung dưới quyền của Ngô Đình Cẩn vẫn tăng cường bao vây chùa chiền bắt các nhà sư. Để đáp lại các nhà sư và Phật tử tiếp tục tự thiêu và tự chặt tay để phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo, sự đấu tranh của Phật giáo ngày càng dâng cao và quyết liệt.

Chính phủ Ngô Đình Diệm đã sai lầm nghiêm trọng khi quyết định giải quyết khủng hoảng bằng vũ lực. Ngày 20 tháng 8 năm 1963, chính phủ huy động cảnh sát, quân đội và lực lượng đặc biệt đồng loạt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng hàng trăm chùa chiền khác trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, bắt giam hàng nghìn nhà sư và Phật tử cùng các thượng tọa lãnh đạo tổng hội Phật giáo và uỷ ban liên phái, dùng dây thép gai quây các chùa không cho Phật tử ra vào. Ở chùa Xá Lợi ngày 21 Tháng Tám, hai vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống nhất là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt[1]. Đồng thời trong đợt tiến công chùa chiền này một số cảnh sát đã đưa súng đạn vào chùa cho chụp ảnh để vu Phật giáo là cộng sản gây bạo loạn, và giấu đồ lót phụ nữ vào chùa để bôi nhọ đạo đức các nhà sư. Để trấn áp và răn đe Phật giáo chính phủ Ngô Đình Diệm đồng thời đem xét xử vụ quân nhảy dù đảo chính năm 1960 và đồng loạt đàn áp các đảng phái chính trị đối lập.
 Hậu quả

Đến lúc này thì tất cả các lực lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam. Cuộc đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế: Toà thánh Vatican cũng lên án chính phủ Việt Nam Cộng hòa và rút Giám mục Ngô Đình Thục ra khỏi Việt Nam. Liên hiệp quốc thì gửi phái đoàn đến Việt Nam để tìm hiểu sự thật. Phái đoàn gồm đại diện bảy quốc gia: Afghanistan (trưởng phái đoàn), Brasil, Costa Rica, Dahomey, Maroc, Nepal và Tích Lan. Bản tường trình nộp vào tháng 12 năm 1963 kết luận rằng chính sách đàn áp Phật giáo ở Việt Nam thật tàn ác[2]. Dư luận thế giới và cả Hoa Kỳ đều phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp Phật giáo.

Việc chính phủ Ngô đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống cộng sản, lại mất uy tín trong nước và trên thế giới làm méo mó hình ảnh thế giới tự do trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản của Hoa Kỳ tất yếu sẽ làm Hoa Kỳ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963 chính phủ dùng vũ lực tấn công Phật giáo thì ngay hôm sau Hoa Kỳ cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Các lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hoà liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và các giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ để tham khảo một giải pháp loại bỏ anh em Diệm – Nhu – Cẩn.
xem video Hòa thượng Thích Quảng Đức Tự thiêu


Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã làm đảo chính thành công lật đổ chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, sau đó mở phiên toà xử tử cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn. Cuộc đảo chính này chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm Blog này