cùng chia sẻ niềm đam mê

Twitter Button from twitbuttons.com

7.12.10

Di dân Việt Nam sau 1975

Người tỵ nạn Việt Nam năm 1975 là 1 sự kiện lớn trong Lịch sử Việt Nam hiện đại. Thành phần di dân này đã tạo ra nhiều cộng đồng người Việt hải ngoại bên các nước Âu Mỹ. Hầu hết người Việt di dân sau năm 1975 vì những lý do kinh tế lẫn chính trị
Di dân Việt Nam ra hải ngoại

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Chính thể Việt Nam Cộng hòa thua trận với hậu quả hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Hơn 125.000 người Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối xuân 1975 vì sợ chính quyền mới trả thù. Ngoài ra khoảng 20.000 người đến Âu Châu và các nước khác.

Năm 1977 bắt đầu đợt thứ hai khi phong trào vượt biển tỵ nạn xảy ra. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980 một phần vì vấn đề kinh tế khó khăn tại Việt Nam do chính sách của chính phủ và các thông tin của bên ngoài nước.
Số liệu người tỵ nạn Việt Nam từ sau ngày 30 tháng 4/1975

1. Tháng 6-1975 đến 1979: 311.400. Ðường bộ có 14.600 qua ngả Campuchia, Thái Lan. Tổng cộng 326.000.[cần dẫn nguồn]

2. 1980 đến 1984: 242.000 thuyền nhân và 11.000 tỵ nạn đường bộ. Tổng cộng đợt 2 là 253.100. [cần dẫn nguồn]

3. 1985 đến 1989: 186.500 thuyền nhân và đường bộ 10.500. Tổng cộng 197.000. [cần dẫn nguồn]

4. 1990 đến 1995: 56.400 thuyền nhân và đường bộ 6.700. Tổng cộng 63.100. [cần dẫn nguồn]

Cộng chung 4 đợt ghi nhận được 796.300 thuyền nhân tỵ nạn và 42.900 đi đường bộ. Tổng kết từ cuối năm 1975 đến năm 1995 trải qua 20 năm đã có 839.200 người dân Việt rời bỏ Việt Nam đến các trại tỵ nạn. Con số những người chết trong biển Ðông và núi rừng biên giới Thái – Miên là các số thống kê không bao giờ ghi lại được. Con số ước lượng là từ 400.000 đến 500.000 người.[cần dẫn nguồn]
[sửa] Người định cư tại các trại tỵ nạn

Tổng cộng thống kê ghi được trong suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 các trại tỵ nạn Ðông Nam Á đã tiếp nhận và chuyển tiếp định cư các con số như sau

* Malaysia 254.000.
* Hồng Kông 195.000.
* Thái Lan 160.200.
* Indonesia 121.700.
* Philippines 51.700.
* Singapore 32.500. Nhật Bản 11.100.
* Macao 7.100.
* Nam Hàn 1.400
* Các nơi khác 3.200.

Tổng cộng cũng là con số 839.200 người của 4 đợt kể trên.
 Ðịnh cư tại các quốc gia

* Hoa Kỳ 424.000.
* Úc 111.000.
* Canada 103.000.
* Pháp 27.100.
* Anh 19.300.
* Tây Ðức 16.800.
* Hà Lan 7.600.
* Nhật 6.500.
* Thụy Sỹ 6.200.
* Na Uy 6.100.
* Thụy Ðiển 6.000.
* New Zealand 4.900.
* Ðan Mạch 4.700.
* Bỉ Quốc 2.000.
* Phần Lan 1.900
* Các nước khác 7.100.

Tổng cộng tính đến 1995 quốc tế đã nhận tổng số 754.800 tỵ nạn Việt Nam
 Chương trình Ra đi có trật tự

Kể từ 1990 đến nay, các chương trình đoàn tụ, đón tù cải tạo, con lai, tái định cư, tỵ nạn tình nguyện trở về đã đưa vào Mỹ và nhiều nước Tây phương các đợt di dân mới. Những người này không qua các trại tỵ nạn Ðông Nam Á. Riêng tại Hoa Kỳ, con số này tính đến 2005 lên đến 700.000 người và cộng với đợt di tản 1975 (130.000) và thuyền nhân (424.600). Theo thống kê dân số năm 2000[cần dẫn nguồn], hiện đang có 1.223.736 người Mỹ gốc Việt. Họ là nhóm di dân Á Châu lớn thứ năm sau các nhóm di dân Trung Hoa, Philippines, Ấn Ðộ và Ðại Hàn.
xem thêm học tập cải tạo ở Việt Nam



 Trước 1975
   Chế độ học tập cải tạo đã được áp dụng tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ năm 1954 với tù binh và tù nhân bị kết án chống đối chính quyền.[2] Một số nhà văn liên quan đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, như Phùng Quán, phải đi cải tạo lao động vì tư tưởng của họ.
 Sau 1975
    Trong bối cảnh hậu chiến (sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975), cụm từ "học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của chính quyền Việt Nam đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975.

"Việc tổ chức cho ngụy quân, ngụy quyền và các đối tượng phản động ra trình diện học tập cải tạo thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, có tác dụng phân hóa hàng ngũ bọn phản động, cô lập bọn đầu sỏ ngoan cố, đập tan luận điệu tuyên truyền chiến tranh tâm lý của địch, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân." [3]

 Cách tiến hành tại miền Nam

Công việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ Tháng Năm, 1975. Đối với hạ sĩ quan, sau trình diện thì phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về. Đối với các cấp chỉ huy thì có lệnh trình diện bắt đầu từ ngày 13 đến 16 Tháng Sáu, 1975. Chiếu theo đó thì sĩ quan sẽ đi học tập 15 ngày trong khi các viên chức dân sự cùng những đảng viên các tổ chức chính trị của miền Nam thì thời gian học tập là một tháng. Người trình diện phải mang theo 21 kilôgam gạo làm lương thực trong đó có mọi ngành từ quận trưởng trở lên hoặc đối với các viên chức hành chánh là trưởng phòng trở lên. Các văn nghệ sĩ cũng phải ra trình diện.[4]

Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy. Chương trình bắt đầu với 10 bài giảng với những đề tài:

1. Tội ác của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa
2. Lý thuyết Xã hội chủ nghĩa
3. Chính sách khoan hồng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam [5]

Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ 1 đến 12 năm. Có trường hợp thời gian cầm cố lên đến 33 năm.[6] Tuy nhiên cũng có một số người không bị đưa đi học tập cải tạo. Đó là những người làm công tác nội gián cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trái với Công ước Genève quy định về cách đối xử với tù binh chiến tranh, những người bị bắt đi học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà theo họ mô tả lại là cực khổ, một phần trong số đó đã bị chết do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong trại cải tạo, ăn uống thiếu thốn. Sau khi chết đa số những người tù cải tạo này chỉ được chôn bằng những nấm mộ sơ sài, không mộ bia[cần dẫn nguồn], khiến cho sau này thân nhân họ gặp khó khăn trong vấn đề đi tìm tung tích để cải mộ.

Lao động cải tạo còn áp dụng cho các công dân vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn hơn mười năm sau Chiến tranh Việt Nam trở đi.

Những người sống sót sau thời gian học tập cải tạo được đưa về địa phương để làm việc và sinh sống trong tình trạng quản chế tại gia. Vì bị lý lịch xấu nên sau khi được trả tự do, cuộc sống của nhiều cựu tù nhân cải tạo và gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng phân biệt đối xử. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử này đã giảm dần theo thời gian. Trong những người đã bị đưa đi học tập cải tạo, đã có nhiều người được đưa đi định cư ở hải ngoại, theo các chương trình nhân đạo như Chương trình Ra đi có Trật tự.

Theo chiều hướng bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cộng với các tác động tích cực của nhiều tổ chức của người Việt tại Hoa Kỳ về vấn đề tái định cư nhân đạo cho những người bị học tập cải tạo các chương trình sau đã và đang được tiến hành:

* Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program - ODP) kết thúc vào tháng 9 năm 1994. Chương trình này bao gồm đoàn tụ gia đình, con lai và bao trùm cả chương trình H.R.
* Chương trình Tái định cư nhân đạo (Humanitarian Resettlement Program - HR)
* Chương trình Tái định cư nhân đạo mới (hay Chương trình H.O. mới) chỉ dành cho những người phải học tập cải tạo sau năm 1975, chưa có cơ hội nộp đơn qua chương trình ODP.
* Chương trình Tái định cư nhân đạo HR, cứu xét đơn năm 2005
theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm Blog này