cùng chia sẻ niềm đam mê

Twitter Button from twitbuttons.com

5.12.12

Malala Yousafzai - Em là ai?


Đòi quyền được đi học

Ứơc nguyện duy nhất của em là tất cả các em gái phải được đi học. Nhưng em đã trở thành kẻ thù của phiến quân Taliban. Chỉ cần gõ nhẹ trên máy điện toán tên của em, Malala Yousafzai, lập tức hàng trăm tin tức dồn dập. Hàng triệu người viết những lời chia sẻ, cầu nguyện cho em được tai qua nạn khỏi. Nhiều người cho rằng đây là vụ ám sát tồi tệ nhất nhắm vào trẻ em gái của nhóm khủng bố Taliban. Nhìn vào tấm hình em với một khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt to đen và nụ cười thánh thiện, chúng ta không thể ngờ rằng họ lại có thể ra tay giết em.
Không phải chỉ một mình em chịu những cực hình tàn bạo này, mà nhiều phụ nữ ở một số nước độc tài, Hồi Giáo đã bị vùi dập, đọa đày mà không có ai nghe được tiếng khóc của họ. Họ phải che mặt, không được tự do yêu đương, lựa chọn bạn đời, chịu sống cảnh đa thê, nghèo khổ và suốt đời phục tùng chồng mà không được than van. Họ không được đi học và nhiều lúc còn bị những phần tử Hồi Giáo cực đoan biến thành những trái bom (suicide bom) để đi giết người vô tội.
Tác giả Scott Gold, đã viết trên Los Angeles Times ngày 13/10 rằng “Malala Yousafzai, đã công khai đòi hỏi một nền giáo dục và đã bị bắn bởi các phiến quân Taliban, cô đã trở thành một biểu tượng mạnh mẻ để thúc đẩy toàn cầu cải thiện các nước đang phát triển bằng cách giáo dục con gái của họ.”
Ngày 26 tháng 11 năm 2011, trong cuộc gặp gỡ của thiếu niên Pakistan và Bộ trưởng tỉnh Punjab, Mian Shahbaz Sharif, tại Lahore. Malala Yousafzai, đã phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục cho trẻ em gái mặc dù bị Taliban cảnh cáo và nghiêm cấm:

Tôi nhận thức được tầm quan trọng của sự hoc. Bởi sự học có ảnh hưởng tác động đến việc viết lách của tôi. Trong tháng 1 năm 2009, Taliban đã ra lệnh cấm các trẻ em gái không được đến trường. Tôi có thể nói với các bạn rằng tôi đau buồn như thế nào. Đó là một vấn đề tệ hại nhất trong đời tôi. Nhưng những đứa con gái thung lung Swat đã không sợ hãi nữa. Chúng tôi vẫn tiếp tục đến trường. Taliban chỉ cho phép con gái đi học đến năm thứ 4. Nhưng tôi và bạn tôi đã học 5, 6 năm rồi. Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi tiếp tục đi học bằng cách giấu những quyển sách dưới những chiếc khăn quàng cổ, và chúng tôi giả vờ mình chỉ học ở năm thứ 4.

Malala Yousafzai sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, là học sinh của thị trấn Mingora, Quận Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Khi mới vừa 11 tuổi, em đã viết Blog và qua trang Blog của mình, em truyền đạt thông điệp đến đài BBC về cuộc sống của người dân dưới chế độ Taliban tại thung lũng Swat, nơi những phần tử cực đoan Taliban chiếm giữ và kiểm soát. Malala Yousafzai đã kể lại chuyện em và những em gái khác đã không được đi học. Em khao khát, tranh đấu cho quyền được đi học của tất cả các em gái tại các nước Hồi Giáo.
Mùa hè sau đó, một bộ phim tài liệu New York Times đã nói về cuộc sống của Malala cũng như quân đội Pakistan đã can thiệp vào thung lũng Swat mà đỉnh cao là trận đánh thứ hai tại Swat còn được gọi là Operation Rah-e-Rast, bắt đầu từ tháng 5 năm 2009 với sự tham gia của quân đội Pakistan và các tay súng Taliban trong một cuộc chiến giành quyền kiểm soát quận Swat của Pakistan. Em bắt đầu nổi tiếng và có nhiều cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình và trở thành Chủ Tịch của Hội Trẻ Em ở Quận Swat. Em được đề cử giải thưởng Hoà Bình Quốc Tế Thiếu Nhi do ông Desmond TuTu trao tặng. Em cũng là người đầu tiên chiếm giải thưởng Hoà Bình Thanh Niên Quốc Gia của Pakistan. Kể từ đó, em, và gia đình là mục tiêu cần tiêu diệt của phiến quân Taliban.
Tôi nhận thức được tầm quan trọng của sự hoc. Bởi sự học có ảnh hưởng tác động đến việc viết lách của tôi. Trong tháng 1 năm 2009, Taliban đã ra lệnh cấm các trẻ em gái không được đến trường.
Malala Yousafzai
Thung lũng Swat của Pakistan, nơi Malala lớn lên, là một vùng đất nông nghiệp trù phú, nhiều khoáng sản và những đồng cỏ xanh ngút ngàn, có những chiếc hồ màu ngọc thạch quyến rũ. Thung lũng được các dãy núi tuyết trắng xoá bao quanh giống như một vầng hào quang tỏa sáng. Trong một thời gian, nó đã có khu nghỉ mát trượt tuyết duy nhất của đất nước. Nữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm trong những năm 1960.
Sau đó, vào năm 2003, cánh tay của Taliban đã vươn đến Swat, áp đặt luật tôn giáo nghiêm ngặt, vì Taliban đã có mặt ở nước láng giềng Afghanistan. Âm nhạc đã bị cấm hoàn toàn. Đàn ông bắt buộc phải để râu. Và trẻ em gái sẽ không được đi học. Khu vực này đã trở thành một căn cứ hậu cần cho các hoạt động của Taliban tại Afghanistan, là khu vực chính trị chi phối bởi các trào lưu chính thống Hồi giáo ủng hộ Taliban.
Ngày 09 Tháng 10 vừa qua, Malala và hai em gái khác là Kainat Riaz, và Shazia Ramzan đã bị tay súng Taliban ám sát trên một chuyến xe bus từ trường về nhà. Malala bị bắn vào đầu và cổ. Hai em gái khác bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Riêng Malala vẫn bất tỉnh trong tình trạng hôn mê nhiều ngày. Ngày 15 Tháng 10, em đã được gửi đến Anh để điều trị thêm. Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan đã ban hành một sắc lệnh lên án và chống lại những người đã ám sát em. Taliban đã tái khẳng định ý định giết Malala và cha em, là ông Ziauddin.
Thủ tướng Raja Pervez Ashraf nói với các phóng viên rằng những phần tử cực đoan đã nhắm mục tiêu vào em Malala.” Ông tiếp "Họ sợ sức mạnh về tầm nhìn của em."

Nhật ký của Malala Yousafzai

000_DV1330508-200.jpg
Malala Yousafzai đang điều trị tại bệnh viện Queen Elizabeth hôm 19/10/2012 do bị Taliban bắn vào đầu. AFP photo
Nhật ký của em đã ghi chép lại sự kiện các trường tư thục trong huyện Tây Bắc của thung lũng Swat gặp khó khăn. Taliban đã ra một sắc lệnh vào ngày 15 tháng 1 năm 2009 là phải đóng cửa các trường học và cấm giáo dục cho trẻ em gái. Taliban tìm cách áp đặt luật Sharia khắc khổ và đã phá hủy khoảng 150 trường học. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, BBC News online đã đăng tải rộng rãi những trang nhật ký đầy lo âu, đau buồn của cô gái Pakistan 11 tuổi như sau:

Thứ tư ngày 14 tháng 1: KHÔNG ĐI HỌC TRỞ LẠI
Tôi đang ở trong một tâm trạng xấu trong khi đi học bởi vì kỳ nghỉ mùa đông đang bắt đầu từ ngày mai. Hiệu trưởng công bố những kỳ nghỉ, nhưng không đề cập đến ngày nhà trường sẽ mở cửa trở lại. Đây là lần đầu tiên điều này đã xảy ra.
Thứ Năm 15 tháng 1: ĐÊM ĐẦY HỎA LỰC CỦA ĐẠN PHÁO
Đêm đã được lấp đầy với tiếng ồn của hỏa lực pháo binh và tôi thức dậy ba lần. Nhưng kể từ khi không còn đến trường học, tôi thức dậy muộn hơn sau 10 giờ sáng. Sau đó, bạn của tôi đến và chúng tôi đã thảo luận bài tập mang về nhà của chúng tôi.
Taliban đã nhiều lần nhắm mục tiêu các trường học ở Swat
.
Hôm nay là ngày 15 tháng 1, ngày cuối cùng trước khi sắc lệnh của Taliban có hiệu lực, và bạn tôi đã thảo luận về bài tập ở nhà, nếu như không có gì khác thường đã xảy ra.

Hôm nay, tôi cũng đọc nhật ký viết cho đài BBC (Urdu) và được công bố trên báo chí. Mẹ tôi thích bút hiệu “Gul Makaivà nói với cha tôi rằng tại sao không thay đổi tên của tôi là“Gul Makai? Tôi cũng thích cái tên nầy bởi vì thực sự tên đó có nghĩa là đau buồn.
Cha tôi nói rằng
mấy hôm trước, có một người nào đó mang lại các bản in của cuốn nhật ký này nói rằng nó tuyệt vời như thế nào. Cha tôi nói rằng ông chỉ mỉm cười, nhưng thậm chí không thể nói nó đã được viết bởi con gái của mình.

Cuộc cách mạng internet đã mở cánh cửa rộng lớn cho nhân loại. Đặc biệt cho những nước còn sống dưới chế độ độc tài, tàn bạo. Thế hệ Malala đã đánh một tín hiệu mới để phụ nữ được sống bình đẳng, được đi học và được tôn trọng như nam giới. Tư tưởng khao khát nền học vấn của Malala nó không còn nằm trong một xó tối tăm không ai biết đến mà tư tưởng của cô đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nó đã chinh phục lòng người, và đã báo động cho cả thế giới hiểu được cuộc sống đau khổ, bất hạnh của phụ nữ dưới chế độ Taliban.
Leila Zerrougui, đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc về bảo vệ cho trẻ em trong xung đột vũ trang, cho biết: "Giáo dục là một quyền cơ bản của phụ nữ". Tiểu thuyết gia Jane Austen cũng đã nói: “Tặng một cô gái một nền giáo dục và giới thiệu cô ấy vào đúng thế giới.” Cách đây 1.400 năm, một người Hồi Giáo nào đó đã nói, "Tìm kiến thức là sự bắt buộc cho mỗi người đàn ông và mỗi phụ nữ Hồi giáo."
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc vừa cho biết có khoảng 20 triệu trẻ em tại Pakistan không được đến trường. Và hiện nay có 25 nước, các em gái đã phải bỏ học, hay không được đi học vì nghèo đói và bị nghiêm cấm.

Mục tiêu ám sát của Taliban

000_Par7358631-250.jpg
Những người hoạt động cho nhân quyền Pakistan thắp nến cầu nguyện cho Malala Yousafzai ngày 21 tháng 10 năm 2012. AFP photo
Nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra tại thủ đô Islamabad, Pakistan cũng như các vùng khác để bày tỏ sự ủng hộ Malala Yousafzai. Hãng tin quốc tế AFP cho biết, hàng chục ngàn người đa số họ là phụ nữ, trẻ em đã giương cao chân dung của Malala Yousafzai và các khẩu hiệu lên án hành vi hèn hạ của Taliban. Họ ca ngợi hành động dũng cảm của cô và cô là niềm cảm hứng và hy vọng của họ.

Em Meltver, một học sinh nữ tại ở Pakistan đã nói về vụ Taliban ám sát Malala như sau:
Tôi hết sức sững sờ khi thấy trẻ em bị bắn. Bạn ấy là một cô gái tốt. Bạn ấy đã lãnh trách nhiệm giúp đỡ cho quyền lợi của con gái như chúng tôi được đến trường. Bây giờ bạn bấy bị bắn. Tôi cầu nguyện cho bạn ấy khoẻ lại.
Em Giren Hassan cũng khẳng định rằng:
Tất cả chúng tôi đều tiếp tục đi học. Chúng tôi có quyền được đi học. Chúng tôi đâu có làm gì sai. Tại sao lại không được đi học giống như nam sinh. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục con đường học vấn của chúng tôi.

Cháu Dorothy Cook, 16 tuổi đang học trường trung học tại Washington D.C. Khi biết cô gái Pakistan bị bắn vì tranh đấu đòi quyền đi học của các em gái, em rất xúc động nói:
Cháu cảm thấy được đi học là một niềm vui cho cháu. Cháu đi học để tiếp thu kiến thức, có cuộc sống tốt hơn. Cô gái Pakistan bị bắn bởi Taliban, họ thật là ác. Họ đâu có thích cho con gái đi học, không cho con gái bình đẳng với con trai. Ở đó, Taliban là bọn khủng bố tồi tệ nhất nên mới bắn con nít. Con gái với con trai như nhau tại sao cấm không cho đi học. Thật là vô lý.
Chúng tôi có quyền được đi học. Chúng tôi đâu có làm gì sai. Tại sao lại không được đi học giống như nam sinh. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục con đường học vấn của chúng tôi.
Giren Hassan, một học sinh nữ ở Pakistan
Em Trần Thư 17 tuổi, là học sinh trường Trung Học Blair tại Maryland cũng phát biểu như sau:
Con nghĩ con gái cũng như con trai đều là con người. Con gái với con trai đi học thì tốt hơn vì trong một lớp học trong một cái bài nào đó con trai có quan điểm nầy thì con gái cũng có quan điểm khác. Nhiều khi cái suy nghĩ của con gái hay hơn cả con trai. Nếu mình không được đến trường học thì mình sẽ buồn lắm vì người ta nghĩ con gái chẳng làm được chuyện gì cả. Thời bây giờ, con trai làm được cái gì thì con gái cũng có thể làm được. Cô gái đó giống như một nữ anh hùng, muốn đi học mà bị bắn. Nếu mà cô gái đó chết thì mọi người thấy như vậy thì hy vọng những người con gái khác sẽ đấu tranh để được đi học. Cô là nữ anh hùng là tấm gương để mấy những người con gái khác có thể làm như vậy, tranh đấu để được đi học giống như những người con trai khác.
Cô gái bé nhỏ nhưng dám thách đố với một tổ chức khủng bố đáng sợ nhất thế giới? Em là biểu tượng của lòng can đảm.
Malala Yousafzai, tên em đã đi vào lịch sử tranh đấu cho quyền tự do giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ, cũng như những quyền bình đẳng khác mà nhiều nước vẫn chưa thực sự trao lại cho phụ nữ. Em không còn cô đơn, đã có hàng triệu người đang ở bên em, cổ võ và cầu nguyện cho em được bình an.
Chúng tôi vẫn hy vọng rằng giấc mơ thánh thiện của em sẽ trở thành sự thật. Bởi vì, Giáo Dục là một giá trị phổ quát mà tất cả mọi người trên trái đất này đều được quyền thừa hưởng.

còn đây là bài trên Wikipedia tiếng Việt.
 
Malala Yousafzai (tiếng Pashto: ملاله یوسفزۍ Malālah Yūsafzay, sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997[3][4]) là một nữ sinh từ thị xã Mingorahuyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được người ta biết đến với hoạt động nữ quyền của mình ở thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc lên 11 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới[6]. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến cuộc chiến Swat thứ nhì[7]. Yousafzai bắt đầu nổi tiếng, đã tham gia các cuộc phỏng vấn trên các ấn bản in và truyền hình và giữ vị trí chủ tịch hội đồng trẻ em huyện Swat[8]. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, và đã giành được giải hòa bình trẻ quốc gia của Pakistan. Ngày 9 tháng 10 năm 2012, hai sát thủ đã chặn xe buýt chở Malala gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn cô bé. Malala bị bắn vào đầu và cổ[9], đợt tấn công này cũng làm bị thương hai nữ sinh khác trên xe buýt. Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ một số nghi phạm trong vụ ám sát hèn hạ này. Trong những ngày sau cuộc tấn công, cô vẫn bất tỉnh và trong tình trạng nguy kịch[10], và đến ngày 15 tháng 10 cô đã được chuyển sang Vương quốc Liên hiệp Anh để tiếp tục điều trị. Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan đã ban hành một fatwā chống lại những kẻ đã cố gắng giết chết cô bé[11]. Taliban đã tái khẳng định ý định giết Yousafzai và cha cô, Ziauddin[12].

Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown đã phát động một đợt thỉnh nguyện Liên hiệp quốc[13] nhân danh Yousafzai, sử dụng slogan "I am Malala" (tôi là Malala) là đề xuất rằng cho đến cuối năm 2015 thì tất cả trẻ em trên toàn thế giới phải được đi học. Brown nói rằng ông sẽ gửi đơn thỉnh nguyện cho tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari vào tháng 11.
Vụ ám sát đã biến cô bé trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất nước Pakistan phẫn nộ, ngày 12 tháng 10 năm 2012, người dân cả nước Pakistan đã cầu nguyện cho Malala. Làn sóng cầu nguyện cũng lan sang Afghanistan và các nước Hồi giáo khác. Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, UNICEF, Quỹ Phụ nữ toàn cầu... đều lên án hành vi tàn bạo của Taliban. Trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và các trang mạng khác, Malala được cư dân mạng cả thế giới tôn vinh là một anh hùng. Nhiều người khẳng định cô xứng đáng với giải Nobel hòa bình 2012 hơn nhiều so với Liên minh châu Âu (EU).

Tìm kiếm Blog này