cùng chia sẻ niềm đam mê

Twitter Button from twitbuttons.com

5.12.12

Malala Yousafzai - Em là ai?


Đòi quyền được đi học

Ứơc nguyện duy nhất của em là tất cả các em gái phải được đi học. Nhưng em đã trở thành kẻ thù của phiến quân Taliban. Chỉ cần gõ nhẹ trên máy điện toán tên của em, Malala Yousafzai, lập tức hàng trăm tin tức dồn dập. Hàng triệu người viết những lời chia sẻ, cầu nguyện cho em được tai qua nạn khỏi. Nhiều người cho rằng đây là vụ ám sát tồi tệ nhất nhắm vào trẻ em gái của nhóm khủng bố Taliban. Nhìn vào tấm hình em với một khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt to đen và nụ cười thánh thiện, chúng ta không thể ngờ rằng họ lại có thể ra tay giết em.
Không phải chỉ một mình em chịu những cực hình tàn bạo này, mà nhiều phụ nữ ở một số nước độc tài, Hồi Giáo đã bị vùi dập, đọa đày mà không có ai nghe được tiếng khóc của họ. Họ phải che mặt, không được tự do yêu đương, lựa chọn bạn đời, chịu sống cảnh đa thê, nghèo khổ và suốt đời phục tùng chồng mà không được than van. Họ không được đi học và nhiều lúc còn bị những phần tử Hồi Giáo cực đoan biến thành những trái bom (suicide bom) để đi giết người vô tội.
Tác giả Scott Gold, đã viết trên Los Angeles Times ngày 13/10 rằng “Malala Yousafzai, đã công khai đòi hỏi một nền giáo dục và đã bị bắn bởi các phiến quân Taliban, cô đã trở thành một biểu tượng mạnh mẻ để thúc đẩy toàn cầu cải thiện các nước đang phát triển bằng cách giáo dục con gái của họ.”
Ngày 26 tháng 11 năm 2011, trong cuộc gặp gỡ của thiếu niên Pakistan và Bộ trưởng tỉnh Punjab, Mian Shahbaz Sharif, tại Lahore. Malala Yousafzai, đã phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục cho trẻ em gái mặc dù bị Taliban cảnh cáo và nghiêm cấm:

Tôi nhận thức được tầm quan trọng của sự hoc. Bởi sự học có ảnh hưởng tác động đến việc viết lách của tôi. Trong tháng 1 năm 2009, Taliban đã ra lệnh cấm các trẻ em gái không được đến trường. Tôi có thể nói với các bạn rằng tôi đau buồn như thế nào. Đó là một vấn đề tệ hại nhất trong đời tôi. Nhưng những đứa con gái thung lung Swat đã không sợ hãi nữa. Chúng tôi vẫn tiếp tục đến trường. Taliban chỉ cho phép con gái đi học đến năm thứ 4. Nhưng tôi và bạn tôi đã học 5, 6 năm rồi. Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi tiếp tục đi học bằng cách giấu những quyển sách dưới những chiếc khăn quàng cổ, và chúng tôi giả vờ mình chỉ học ở năm thứ 4.

Malala Yousafzai sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, là học sinh của thị trấn Mingora, Quận Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Khi mới vừa 11 tuổi, em đã viết Blog và qua trang Blog của mình, em truyền đạt thông điệp đến đài BBC về cuộc sống của người dân dưới chế độ Taliban tại thung lũng Swat, nơi những phần tử cực đoan Taliban chiếm giữ và kiểm soát. Malala Yousafzai đã kể lại chuyện em và những em gái khác đã không được đi học. Em khao khát, tranh đấu cho quyền được đi học của tất cả các em gái tại các nước Hồi Giáo.
Mùa hè sau đó, một bộ phim tài liệu New York Times đã nói về cuộc sống của Malala cũng như quân đội Pakistan đã can thiệp vào thung lũng Swat mà đỉnh cao là trận đánh thứ hai tại Swat còn được gọi là Operation Rah-e-Rast, bắt đầu từ tháng 5 năm 2009 với sự tham gia của quân đội Pakistan và các tay súng Taliban trong một cuộc chiến giành quyền kiểm soát quận Swat của Pakistan. Em bắt đầu nổi tiếng và có nhiều cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình và trở thành Chủ Tịch của Hội Trẻ Em ở Quận Swat. Em được đề cử giải thưởng Hoà Bình Quốc Tế Thiếu Nhi do ông Desmond TuTu trao tặng. Em cũng là người đầu tiên chiếm giải thưởng Hoà Bình Thanh Niên Quốc Gia của Pakistan. Kể từ đó, em, và gia đình là mục tiêu cần tiêu diệt của phiến quân Taliban.
Tôi nhận thức được tầm quan trọng của sự hoc. Bởi sự học có ảnh hưởng tác động đến việc viết lách của tôi. Trong tháng 1 năm 2009, Taliban đã ra lệnh cấm các trẻ em gái không được đến trường.
Malala Yousafzai
Thung lũng Swat của Pakistan, nơi Malala lớn lên, là một vùng đất nông nghiệp trù phú, nhiều khoáng sản và những đồng cỏ xanh ngút ngàn, có những chiếc hồ màu ngọc thạch quyến rũ. Thung lũng được các dãy núi tuyết trắng xoá bao quanh giống như một vầng hào quang tỏa sáng. Trong một thời gian, nó đã có khu nghỉ mát trượt tuyết duy nhất của đất nước. Nữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm trong những năm 1960.
Sau đó, vào năm 2003, cánh tay của Taliban đã vươn đến Swat, áp đặt luật tôn giáo nghiêm ngặt, vì Taliban đã có mặt ở nước láng giềng Afghanistan. Âm nhạc đã bị cấm hoàn toàn. Đàn ông bắt buộc phải để râu. Và trẻ em gái sẽ không được đi học. Khu vực này đã trở thành một căn cứ hậu cần cho các hoạt động của Taliban tại Afghanistan, là khu vực chính trị chi phối bởi các trào lưu chính thống Hồi giáo ủng hộ Taliban.
Ngày 09 Tháng 10 vừa qua, Malala và hai em gái khác là Kainat Riaz, và Shazia Ramzan đã bị tay súng Taliban ám sát trên một chuyến xe bus từ trường về nhà. Malala bị bắn vào đầu và cổ. Hai em gái khác bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Riêng Malala vẫn bất tỉnh trong tình trạng hôn mê nhiều ngày. Ngày 15 Tháng 10, em đã được gửi đến Anh để điều trị thêm. Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan đã ban hành một sắc lệnh lên án và chống lại những người đã ám sát em. Taliban đã tái khẳng định ý định giết Malala và cha em, là ông Ziauddin.
Thủ tướng Raja Pervez Ashraf nói với các phóng viên rằng những phần tử cực đoan đã nhắm mục tiêu vào em Malala.” Ông tiếp "Họ sợ sức mạnh về tầm nhìn của em."

Nhật ký của Malala Yousafzai

000_DV1330508-200.jpg
Malala Yousafzai đang điều trị tại bệnh viện Queen Elizabeth hôm 19/10/2012 do bị Taliban bắn vào đầu. AFP photo
Nhật ký của em đã ghi chép lại sự kiện các trường tư thục trong huyện Tây Bắc của thung lũng Swat gặp khó khăn. Taliban đã ra một sắc lệnh vào ngày 15 tháng 1 năm 2009 là phải đóng cửa các trường học và cấm giáo dục cho trẻ em gái. Taliban tìm cách áp đặt luật Sharia khắc khổ và đã phá hủy khoảng 150 trường học. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, BBC News online đã đăng tải rộng rãi những trang nhật ký đầy lo âu, đau buồn của cô gái Pakistan 11 tuổi như sau:

Thứ tư ngày 14 tháng 1: KHÔNG ĐI HỌC TRỞ LẠI
Tôi đang ở trong một tâm trạng xấu trong khi đi học bởi vì kỳ nghỉ mùa đông đang bắt đầu từ ngày mai. Hiệu trưởng công bố những kỳ nghỉ, nhưng không đề cập đến ngày nhà trường sẽ mở cửa trở lại. Đây là lần đầu tiên điều này đã xảy ra.
Thứ Năm 15 tháng 1: ĐÊM ĐẦY HỎA LỰC CỦA ĐẠN PHÁO
Đêm đã được lấp đầy với tiếng ồn của hỏa lực pháo binh và tôi thức dậy ba lần. Nhưng kể từ khi không còn đến trường học, tôi thức dậy muộn hơn sau 10 giờ sáng. Sau đó, bạn của tôi đến và chúng tôi đã thảo luận bài tập mang về nhà của chúng tôi.
Taliban đã nhiều lần nhắm mục tiêu các trường học ở Swat
.
Hôm nay là ngày 15 tháng 1, ngày cuối cùng trước khi sắc lệnh của Taliban có hiệu lực, và bạn tôi đã thảo luận về bài tập ở nhà, nếu như không có gì khác thường đã xảy ra.

Hôm nay, tôi cũng đọc nhật ký viết cho đài BBC (Urdu) và được công bố trên báo chí. Mẹ tôi thích bút hiệu “Gul Makaivà nói với cha tôi rằng tại sao không thay đổi tên của tôi là“Gul Makai? Tôi cũng thích cái tên nầy bởi vì thực sự tên đó có nghĩa là đau buồn.
Cha tôi nói rằng
mấy hôm trước, có một người nào đó mang lại các bản in của cuốn nhật ký này nói rằng nó tuyệt vời như thế nào. Cha tôi nói rằng ông chỉ mỉm cười, nhưng thậm chí không thể nói nó đã được viết bởi con gái của mình.

Cuộc cách mạng internet đã mở cánh cửa rộng lớn cho nhân loại. Đặc biệt cho những nước còn sống dưới chế độ độc tài, tàn bạo. Thế hệ Malala đã đánh một tín hiệu mới để phụ nữ được sống bình đẳng, được đi học và được tôn trọng như nam giới. Tư tưởng khao khát nền học vấn của Malala nó không còn nằm trong một xó tối tăm không ai biết đến mà tư tưởng của cô đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nó đã chinh phục lòng người, và đã báo động cho cả thế giới hiểu được cuộc sống đau khổ, bất hạnh của phụ nữ dưới chế độ Taliban.
Leila Zerrougui, đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc về bảo vệ cho trẻ em trong xung đột vũ trang, cho biết: "Giáo dục là một quyền cơ bản của phụ nữ". Tiểu thuyết gia Jane Austen cũng đã nói: “Tặng một cô gái một nền giáo dục và giới thiệu cô ấy vào đúng thế giới.” Cách đây 1.400 năm, một người Hồi Giáo nào đó đã nói, "Tìm kiến thức là sự bắt buộc cho mỗi người đàn ông và mỗi phụ nữ Hồi giáo."
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc vừa cho biết có khoảng 20 triệu trẻ em tại Pakistan không được đến trường. Và hiện nay có 25 nước, các em gái đã phải bỏ học, hay không được đi học vì nghèo đói và bị nghiêm cấm.

Mục tiêu ám sát của Taliban

000_Par7358631-250.jpg
Những người hoạt động cho nhân quyền Pakistan thắp nến cầu nguyện cho Malala Yousafzai ngày 21 tháng 10 năm 2012. AFP photo
Nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra tại thủ đô Islamabad, Pakistan cũng như các vùng khác để bày tỏ sự ủng hộ Malala Yousafzai. Hãng tin quốc tế AFP cho biết, hàng chục ngàn người đa số họ là phụ nữ, trẻ em đã giương cao chân dung của Malala Yousafzai và các khẩu hiệu lên án hành vi hèn hạ của Taliban. Họ ca ngợi hành động dũng cảm của cô và cô là niềm cảm hứng và hy vọng của họ.

Em Meltver, một học sinh nữ tại ở Pakistan đã nói về vụ Taliban ám sát Malala như sau:
Tôi hết sức sững sờ khi thấy trẻ em bị bắn. Bạn ấy là một cô gái tốt. Bạn ấy đã lãnh trách nhiệm giúp đỡ cho quyền lợi của con gái như chúng tôi được đến trường. Bây giờ bạn bấy bị bắn. Tôi cầu nguyện cho bạn ấy khoẻ lại.
Em Giren Hassan cũng khẳng định rằng:
Tất cả chúng tôi đều tiếp tục đi học. Chúng tôi có quyền được đi học. Chúng tôi đâu có làm gì sai. Tại sao lại không được đi học giống như nam sinh. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục con đường học vấn của chúng tôi.

Cháu Dorothy Cook, 16 tuổi đang học trường trung học tại Washington D.C. Khi biết cô gái Pakistan bị bắn vì tranh đấu đòi quyền đi học của các em gái, em rất xúc động nói:
Cháu cảm thấy được đi học là một niềm vui cho cháu. Cháu đi học để tiếp thu kiến thức, có cuộc sống tốt hơn. Cô gái Pakistan bị bắn bởi Taliban, họ thật là ác. Họ đâu có thích cho con gái đi học, không cho con gái bình đẳng với con trai. Ở đó, Taliban là bọn khủng bố tồi tệ nhất nên mới bắn con nít. Con gái với con trai như nhau tại sao cấm không cho đi học. Thật là vô lý.
Chúng tôi có quyền được đi học. Chúng tôi đâu có làm gì sai. Tại sao lại không được đi học giống như nam sinh. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục con đường học vấn của chúng tôi.
Giren Hassan, một học sinh nữ ở Pakistan
Em Trần Thư 17 tuổi, là học sinh trường Trung Học Blair tại Maryland cũng phát biểu như sau:
Con nghĩ con gái cũng như con trai đều là con người. Con gái với con trai đi học thì tốt hơn vì trong một lớp học trong một cái bài nào đó con trai có quan điểm nầy thì con gái cũng có quan điểm khác. Nhiều khi cái suy nghĩ của con gái hay hơn cả con trai. Nếu mình không được đến trường học thì mình sẽ buồn lắm vì người ta nghĩ con gái chẳng làm được chuyện gì cả. Thời bây giờ, con trai làm được cái gì thì con gái cũng có thể làm được. Cô gái đó giống như một nữ anh hùng, muốn đi học mà bị bắn. Nếu mà cô gái đó chết thì mọi người thấy như vậy thì hy vọng những người con gái khác sẽ đấu tranh để được đi học. Cô là nữ anh hùng là tấm gương để mấy những người con gái khác có thể làm như vậy, tranh đấu để được đi học giống như những người con trai khác.
Cô gái bé nhỏ nhưng dám thách đố với một tổ chức khủng bố đáng sợ nhất thế giới? Em là biểu tượng của lòng can đảm.
Malala Yousafzai, tên em đã đi vào lịch sử tranh đấu cho quyền tự do giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ, cũng như những quyền bình đẳng khác mà nhiều nước vẫn chưa thực sự trao lại cho phụ nữ. Em không còn cô đơn, đã có hàng triệu người đang ở bên em, cổ võ và cầu nguyện cho em được bình an.
Chúng tôi vẫn hy vọng rằng giấc mơ thánh thiện của em sẽ trở thành sự thật. Bởi vì, Giáo Dục là một giá trị phổ quát mà tất cả mọi người trên trái đất này đều được quyền thừa hưởng.

còn đây là bài trên Wikipedia tiếng Việt.
 
Malala Yousafzai (tiếng Pashto: ملاله یوسفزۍ Malālah Yūsafzay, sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997[3][4]) là một nữ sinh từ thị xã Mingorahuyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được người ta biết đến với hoạt động nữ quyền của mình ở thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc lên 11 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới[6]. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến cuộc chiến Swat thứ nhì[7]. Yousafzai bắt đầu nổi tiếng, đã tham gia các cuộc phỏng vấn trên các ấn bản in và truyền hình và giữ vị trí chủ tịch hội đồng trẻ em huyện Swat[8]. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, và đã giành được giải hòa bình trẻ quốc gia của Pakistan. Ngày 9 tháng 10 năm 2012, hai sát thủ đã chặn xe buýt chở Malala gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn cô bé. Malala bị bắn vào đầu và cổ[9], đợt tấn công này cũng làm bị thương hai nữ sinh khác trên xe buýt. Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ một số nghi phạm trong vụ ám sát hèn hạ này. Trong những ngày sau cuộc tấn công, cô vẫn bất tỉnh và trong tình trạng nguy kịch[10], và đến ngày 15 tháng 10 cô đã được chuyển sang Vương quốc Liên hiệp Anh để tiếp tục điều trị. Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan đã ban hành một fatwā chống lại những kẻ đã cố gắng giết chết cô bé[11]. Taliban đã tái khẳng định ý định giết Yousafzai và cha cô, Ziauddin[12].

Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown đã phát động một đợt thỉnh nguyện Liên hiệp quốc[13] nhân danh Yousafzai, sử dụng slogan "I am Malala" (tôi là Malala) là đề xuất rằng cho đến cuối năm 2015 thì tất cả trẻ em trên toàn thế giới phải được đi học. Brown nói rằng ông sẽ gửi đơn thỉnh nguyện cho tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari vào tháng 11.
Vụ ám sát đã biến cô bé trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất nước Pakistan phẫn nộ, ngày 12 tháng 10 năm 2012, người dân cả nước Pakistan đã cầu nguyện cho Malala. Làn sóng cầu nguyện cũng lan sang Afghanistan và các nước Hồi giáo khác. Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, UNICEF, Quỹ Phụ nữ toàn cầu... đều lên án hành vi tàn bạo của Taliban. Trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và các trang mạng khác, Malala được cư dân mạng cả thế giới tôn vinh là một anh hùng. Nhiều người khẳng định cô xứng đáng với giải Nobel hòa bình 2012 hơn nhiều so với Liên minh châu Âu (EU).

24.9.12

Tòa án Việt Nam đã tuyên bản án cho các blogger

VN xử nặng Điếu Cày và Tạ Phong Tần

Blogger Điếu Cày
Blogger Điếu Cày làm chính quyền phật lòng vì lên tiếng về chủ quyền biển đảo
Tòa án Việt Nam đã tuyên bản án cho các blogger bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước tại phiên tòa sáng nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hãng tin Pháp AFP đưa tin từ phiên tòa cho biết ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, lãnh án nặng nhất là 12 năm tù.
Bà Tạ Phong Tần, vốn từng là sỹ quan công an và sau đó lập blog Công lý và Sự thật, bị kết án 10 năm tù.
Còn Phan Thanh Hải, chủ blog Anhbasaigon, nhận mức án nhẹ nhất là 4 năm tù giam.
Báo chí Việt Nam trong các bài trước phiên xử cho hay ông Phan Thanh Hải 'nhận tội và xin khoan hồng' còn ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần đều 'ngoan cố' không nhận tội.
Các bản tin quốc tế cũng nhắc tên ông Điếu Cày từng được Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hải cũng đã 'chấp hành bản án 2 năm sáu tháng tù' cho tội mà nhà chức trách đưa ra là 'trốn thuế'.

Như thế, tổng cộng thời gian tù đày của ông trở nên cao chưa từng có từ nhiều năm qua trong các bản án bộ máy chính quyền ở Việt Nam dành cho giới vận động dân chủ.
Bản án được đưa ra hết sức chóng vánh sau phiên tòa diễn ra chỉ có vài giờ trong buổi sáng thứ Hai ngày 24/9.
Sau khi mãn hạn tù, cả ba blogger này sẽ tiếp tục bị quản chế với thời hạn là 5 năm cho ông Nguyễn Văn Hải và ba năm cùng cho bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải.
'Bản án phi lý'
Phiên tòa đã diễn ra trước sự canh gác dày đặc của hàng trăm công an.
Hiện có tin nhiều nhà vận động dân chủ và nhiều blogger độc lập tìm cách đến tỏ để bày tỏ sự ủng hộ cho các blogger đang bị xét xử đã bị công an theo dõi và truy bắt.
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, nói bà và con trai đã bị công an tạm giữ trong vài tiếng.

Phản ứng trước các bản án, bà Tân nói: "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng là dưới sức ép từ rất nhiều phía lên nhà cầm quyền này, họ phải có cách đối xử khác với ông Nguyễn Văn Hải vì họ không đưa ra bất cứ bằng chứng quy kết nào cho ông Hải gọi là có tội cả.
"Như ngày hôm nay, theo như luật sư của tôi vừa mới gặp tôi, ông ấy nói rằng họ không đưa ra được chứng cứ nào và họ cũng không cho luật sư tranh luận với Viện kiểm sát, cũng như không cho ông Nguyễn Văn Hải chất vấn những người làm chứng.
"...Nói chung một phiên tòa mà chỉ có đọc cáo trạng, luật sư đọc lời bào chữa chung chung và đọc luận tội của tòa xong thì cũng đã hết thời gian rồi. Chỉ có mấy tiếng đồng hồ thôi mà.
"Cho ba người với quy kết tội danh đặc biệt nghiêm trọng mà họ chỉ có mấy tiếng đồng hồ để xử lý thôi thì tất cả mọi người cũng hiểu rõ đây là một cái bản án phi lý nhất từ trước tới nay mà nhà cầm quyền này có thể áp dụng lên những người tù chính trị.
Bà Tân cũng nói Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 dọa "bẻ cổ cho tôi [Dương Thị Tân] chết" và văng tục "tự do cái con c**" khi thấy bà và con trai mặc áo có chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.

Bà Tân nói công an đã lột áo của con trai bà và Trung tá Trần Song Nam, trưởng công an phường cũng ra lệnh cho cấp dưới lột áo của bà nhưng họ 'né' không làm.
Trong ngày thứ Hai, ngay sau khi có tin về vụ xử kết thúc, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo báo chí yêu cầu "Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần".
Phía Mỹ cũng nói: "Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý."
copy từ BBC Tiếng Việt

13.5.12

Mùa thu chết - Guillaume Apollinaire - Bùi Giáng và Phạm Duy

Mùa thu chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie Quang.
Không có Hoa Thạch Thảo thì làm sao có Lời Vĩnh Biệt,
Không có Lời Vĩnh Biệt thì làm sao có Mùa Thu Chết?
Bài thơ L'Adieu
Bài thơ nguyên tác của Guillaume Apollinaire (1880-1918) như sau.
L'Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

6.5.12

Phép Lạ Và Sự Giầu Có - Sức Khỏe tài sản con người


 
Tác giả : Hạnh Chi
Năm nay, thời tiết chớm hạ dường như nhiều bất thường. Có ngày chợt rét buốt, rồi lại tầm tã mưa. Mưa vừa dứt thì mặt trời đã chói chang nắng gắt. Tứ đại con người không điều chỉnh kịp với đất trời nên thời gian này, huynh đệ chúng tôi đi thăm bệnh hơi nhiều! Cứ hết bệnh viện này, lai nhà dưỡng lão kia và không ít trường hợp nguy kịch để dừng chặng cuối là nhà quàn, là nghĩa trang!

Đôi lần, đứng hộ niệm bên giường bệnh của những bệnh nhân nằm hôn mê, bất động nhiều ngày, chứng kiến những ánh mắt xót thương, chăm chú, chờ đợi một dấu hiệu nhỏ nhoi của sự sống nơi người bệnh, tôi bỗng nhận thức rõ hơn về phép lạ và sự giầu có. Thậm chí, chỉ cần thấy bệnh nhân nhúc nhích một ngón tay, chớp nhẹ một viền mắt thôi, đối với thân nhân đang vây quanh, cũng là phép lạ nhiệm mầu mà họ hồi hộp mong đợi.
tin trên trang web BBC

Phiên xử ba bloggers 'hoãn vô thời hạn'



Cập nhật: 16:22 GMT - thứ bảy, 5 tháng 5, 2012
Blogger Điếu Cày (giữa)
Các luật sư trong vụ án nói họ được tòa án yêu cầu trả lại giấy mời dự phiên tòa dự kiến vào ngày 15/5

30.4.12

The Lady 2011 phim về Aung San Suu Kyi

Câu chuyện của Aung San Suu Kyi khi bà trở thành cốt lõi của phong trào dân chủ Miến Điện, mối quan hệ của bà với chồng , nhà văn Michael Aris.

22.4.12

Tổ chức phi chính phủ: Phóng viên không biên giới

Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (tiếng Pháp: Reporters sans frontières) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo người Pháp Rebert Ménard thành lập năm 1985. Tên của nó được chọn dựa theo tên của tổ chức Bác sĩ không biên giới.
Ngoài tên chính thức tiếng Pháp Reporters sans frontières (RSF), tổ chức này còn có tên chức thức tiếng Anh: Reporters Without Borders hay RWB, và tiếng Tây Ban Nha: Reporteros Sin Fronteras

20.4.12

“bỏ phiếu bằng chân” ở Trung Quốc

(trích từ blog của Nguyễn Hưng Quốc  )

 ...Câu nói “bỏ phiếu bằng chân” sống lại trong ký ức của tôi không phải vì Việt Nam mà vì Trung Quốc. Dĩ nhiên, tôi biết, khái niệm Trung Quốc hiện nay không gắn liền với khái niệm vượt biên. Trước, ngay sau 1949, lúc đảng Cộng sản mới giành được chính quyền ở Trung Quốc, thì có. Đài Loan chính là kết quả của phong trào vượt biên ấy. Nhưng hiện nay, khi Trung Quốc đã tương đối cởi mở, ít nhất về mặt kinh tế và xã hội, và đã rất phát triển, có hy vọng trở thành siêu cường quốc số một của thế giới trong thập niên sắp tới, không có chuyện người dân lũ lượt kéo nhau vượt biên nữa. Chỉ có một số người phản kháng và bị đàn áp xin tị nạn chính trị đây đó. Con số ấy, dù sao, cũng ít. Và dừng lại ở phạm vi cá nhân, chứ không thành phong trào.
Tuy nhiên, đó chỉ là mặt nổi. Ở một khía cạnh khác, các chuyên viên về di trú phát hiện đang bùng nổ một phong trào “vượt biên” mới của người Trung Quốc, lần này âm thầm hơn. Và cũng hợp pháp hơn. Mang nhiều hình thức khác nhau và với nhiều động cơ khác nhau, mỗi năm có hàng trăm ngàn người Trung Quốc tìm cách thoát khỏi đất nước của họ để được định cư ở nước ngoài. Hình thức phổ biến nhất và cũng được nhiều người nói nhất là xin đi du học và khi học xong thì ở lại luôn ở nước ngoài. Còn một hình thức khác nữa, gần đây mới được dư luận chú ý: di dân vì lý do thương mại.

18.4.12

nhặt nhạnh "tinh tinh tang tang" - thư giãn

"Con đường ngắn nhất để đi đến Thành Công là đi đến La Thành rồi... rẽ phải "

**


Các bác đã tán gái bằng câu này chưa: "Hôn nhau chỉ là tình bạn, vượt quá giới hạn mới là... tình yêu" ?

***

Viết về Việt Nam

Benjamin Taylor
-
“Đi Việt Nam để trực tiếp thấy tận mắt, nếu được cơ hội và có thời gian, con người có một khả năng đáng kể để phục hồi, và cả tha thứ nữa. “
Tháng Tư năm nay ghi dấu lần thứ 37 Sài Gòn sụp đổ và ngày kết thúc của chiến tranh Việt Nam, nhưng những người Mỹ đã lớn lên vào những năm 1960 không có thể du lịch Việt Nam bây giờ mà không nhớ lại các sự kiện và những thuật ngữ nhất định mà từ lâu người ta đã quên đi. Quyết định (đánh) Vịnh Bắc Việt, thuyết domino, các cố vấn của Tổng thống Kennedy, sự tăng cường quân sự (tại Việt Nam) của Tổng thống Johnson, đường mòn Hồ Chí Minh, chất độc da cam, dioxin, bom napan, khu ngưng bắn, Tết Mậu Thân, Chiến dịch Sấm Cuồng (Rolling Thunder), chiến dịch bình định diệt để cứu, tù binh chiến tranh, Hà Nội Hilton, chuồng cọp, bình định, Việt Nam hóa, hòa bình trong danh dự.

Tiếng nói của trẻ em – phải được lắng nghe

Chiều hôm qua – tôi đã đến thăm trường THPT Sơn Tây, cách Đại Sứ Quán khoảng 1 tiếng đồng hồ đi ô tô.
Tại sao?
Trước tiên là để phát động, một lần nữa, cuộc thi viết cho trẻ em do chúng tôi tổ chức. Chúng tôi đã phát động cuộc thi này hồi tháng 3 tại Đại Sứ Quán, nhưng chúng tôi được mời đến trường để tham dự cuộc phát động tại trường. Trường có mối quan hệ đặc biệt với Thuỵ Điển thông qua chương trình giao lưu. Năm ngoái, trường đã cử một đoàn giáo viên và học sinh đến giao lưu với giáo viên và học sinh trường thể thao Vilunda tại Upplands Väsby gần Stockholm. Và giáo viên, học sinh Thuỵ Điển cũng sẽ đến đây.
Cuộc thi viết cho trẻ em có sự hợp tác của báo điện tử VietnamNet, là ý tưởng ban đầu của cán bộ báo chí và truyền thông của tôi. Ý tưởng xuất phát từ quan điểm cơ bản là việc bảo vệ quyền của trẻ em cần phải bắt đầu từ những tiếng nói của chính các em. Cần phải dựa vào những suy nghĩ của trẻ em. Và cần phải thiết lập một hệ thống mạnh mẽ ở đó quan điểm và suy nghĩ của trẻ phải luôn luôn được lắng nghe, ở đó suy nghĩ của các em được tự do biểu đạt và những ý tưởng đó phải được tính đến trong quá trình đưa ra các quyết định.

17.4.12

Nhất Việt Nam so với thế giới


Những "thành tích kinh dị" của Việt Nam so với Thế giới khiến nhiều người phải giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất...

Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

16.4.12

Nín thở theo dõi Bloggers Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần

Bloggers Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần sắp bị mang ra xét xử

Cáo trạng đưa ra kết tội blogger Điếu Cày miêu tả ông này đã xử dụng trang blog câu lạc bộ nhà báo tự do để viết bài tuyên truyền chống phá nhà nước” bắt đầu vào năm 2007.
Ông Điếu Cày đã tập hợp thêm hai người nữa là Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần để viết cũng như tập hợp các bài viết khác phê phán các tiêu cực của nhà nước cũng như chống phá các chủ trương chính sách khác.
Cáo trạng kết luận ba người này đã nói xấu Đảng, kích động lôi kéo gây mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải tự Điếu Cày trước đó đã bị kết án ba mươi tháng tù về tội trốn thuế nhưng thật ra dư luận cho rằng do ông biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2007 nên bị bắt nhằm ngăn chận làn sóng chống Trung Quốc.
Sau khi mãn án ông bị đưa thẳng vào một trại giam khác để điều tra về các việc vừa nói.
Luật sư Phan Thanh Hải bị bắt sau đó ít lâu và cuối cùng là bà Tạ Phong Tần, người có trang blog Công Lý Sự Thật cũng bị bắt sau nhiều lần bị công an và chính quyền liên tục sách nhiễu.
Sáng ngày hôm nay các luật sư Nguyễn Thanh Lương, Đoàn Thái Duyên Hải, Nguyễn Quốc Đạt và Hà Huy Sơn đã được TAND TP HCM cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các blogger này.
Cho đến nay TAND-TPHCM vẫn chưa cho biết cụ thể ngày xét xử vụ án.

6.4.12

Tin sét đánh ! 'The Hunger Games' 2012 bị cấm chiếu tại Việt Nam

Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Suzanne Collins đã bán được hơn 26 triệu bản chỉ riêng tại thị trường Bắc Mỹ, The Hunger Games ban đầu dự kiến chiếu tại các rạp ở Việt Nam từ ngày 30/3 (sau khu vực Bắc Mỹ một tuần) với tên gọi Trò chơi sinh tử Tuy nhiên, tác phẩm đã không qua được khâu kiểm duyệt vì được cho là có nội dung không phù hợp và sẽ không được phát hành tại Việt Nam.

5.4.12

Saigon Execution

    Saigon Execution là tên của một tấm ảnh nổi tiếng do phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams, hãng AP thực hiện vào năm 1968. Tấm ảnh đã được đưa lên trang nhất các báo quốc tế và Adams đã giành giải Pulitzer vào năm 1969[1]. Năm 2007, bức ảnh này được tạp chí Mental Floss bầu chọn là một trong 13 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Sự kiện này đã được phóng viên chiến trường người Mỹ đi theo Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là ký giả Eddie Adams chụp.

14.3.12

kinh tế thị trường định hướng XHCN là...

Đặt vấn đề về Tư duy Kinh tế của Việt Nam


Từ hơn năm chục năm nay, tức là ngay trong và sau các cuộc chiến tranh, khách quan mà nói, nhà nước XHCN Việt nam đã luôn có những cố gắng tìm cách phát triển nền kinh tế mà họ định hướng là sẽ phải mang tính XHCN. Thế nhưng tại sao kết quả thì “Việt Nam vẫn là nước nghèo”, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới vừa “hùng hồn” tuyên bố? Thực tế, kinh tế nước Việt ta đang còn lùi xa sau các nước lân cận mà trước đó, ngay cả khi trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, nước ta vẫn có Hòn ngọc Viễn đông để vẫy gọi họ.

Tìm kiếm Blog này