cùng chia sẻ niềm đam mê

Twitter Button from twitbuttons.com

30.4.12

The Lady 2011 phim về Aung San Suu Kyi

Câu chuyện của Aung San Suu Kyi khi bà trở thành cốt lõi của phong trào dân chủ Miến Điện, mối quan hệ của bà với chồng , nhà văn Michael Aris.

The Lady 2011 BluRay 1080p DTS x264-CHDThe.Lady.2011.BluRay.1080p.DTS.x264-CHD
RELEASE DATE....: 04/24/2012
THEATRE DATE....: 2011
iMDB URL........: http://www.imdb.com/title/tt1802197
iMDB RATiNG.....: 6.8/10 (1,509 votes)
GENRE...........: Biography, Drama
SOURCE .........: The Lady 2011 BluRay 1080p AVC DTS-HD MA5.1-CHDBits
ViDEO BiTRATE...: x264 L4.1 High @ 10284 Kbps
FRAME RATE......: 24.000 fps
AUDiO 1.........: English DTS 5.1 1509Kbps
RUNTiME.........: 02:12:11 (h:m:s)
ASPECT RATiO....: 2.400 : 1
RESOLUTiON......: 1920 X 800
SUBTiTLES.......: N/A
CHAPTERS........: N/A
FilE SiZE.......: 10.8 G
ENCODER.........: hahay0yo@CHD

x264 [info]: frame I:1886 Avg QP:17.77 size:165943
x264 [info]: frame P:38535 Avg QP:19.61 size: 80401
x264 [info]: frame B:149922 Avg QP:20.19 size: 45155


(Aung San Suu Kyi trên bách khoa toàn thư mở)

Aung San Suu Kyi (phát âm: A-ung Xan Xu Chi) sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon, Myanma (Miến Điện). Trong những năm 1985-1995 bà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Myanma và bị chính quyền Myanma giam lỏng.
Năm 1990, bà được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto. Bà được tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991 [1]. Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của tạp chí Forbes, Aung San Suu Kyi ở vị trí thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới [2]. Năm 2011 bà được trao Huy chương Wallenberg. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid.
Bà thường được gọi với tên là Daw Aung San Suu Kyi. Daw trong ngôn ngữ Myanma mang ý nghĩa gần giống với danh xưng (Madam), dùng để tỏ sự tôn trọng.
1945 - 1964
  • 1942: Sĩ quan chỉ huy của quân đội độc lập Miến Điện Aung San, làm quen với Ma Khin Kyi, nữ y tá cao cấp của nhà thương lớn tại Rangoon, nơi ông ta hồi phục sau cuộc hành quân. Hai người kết hôn vào ngày 6 tháng 9.
  • 1945: Suu Kyi, con thứ ba của Aung San, ra đời tại Rangoon ngày 19 tháng 6. Người anh kế của Suu Kyi bị chết đuối khi bà còn nhỏ. Người anh cả định cư tại Hoa Kỳ.
  • 1947: Tướng Aung San bị ám sát ngày 19 tháng 7, khi Suu Kyi mới hai tuổi. Mẹ là Daw Khin Kyi trở thành một nhân vật trong chính trường, lãnh đạo một số cơ quan về kế hoạch và xã hội.
  • 1948: Liên hiệp Độc lập Miến Điện thành lập ngày 4 tháng.
  • 1960: Daw Khin Kyi được cử làm đại sứ tại Ấn Độ. Suu Kyi theo mẹ sang New Delhi.
  • 1960-1964: Suu Kyi theo học trường trung học và trường Lady Shri Ram College tại New Delhi.

1965 - 1985

  • 1964-1967: Học bằng Cử nhân triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford. Khi ở Anh, Suu Kyi sống chung với gia đình "cha nuôi" là Sir Gore-Booth, cựu đại sứ và cao ủy Anh Quốc tại Miến Điện, và qua đó làm quen với Michael Aris, một sinh viên khảo cứu về văn minh Tây Tạng.
  • 1969-1971: Suu Kyi đến New York để học cho xong, sống chung với bạn là Ma Than E, một nhân viên của Liên Hiệp Quốc. Qua đó, Suu Kyi tạm ngưng việc học, theo làm phụ tá thư ký, ban tham vấn về điều hành hành chính tại Liên Hiệp Quốc. Ngoài giờ làm việc thì làm việc thiện nguyện tại nhà thương, an ủi và đọc sách cho bệnh nhân.
  • 1972: Suu Kyi và Michael Aris kết hộn ngay 1 tháng 1. Suu Kyi Theo chồng đi Bhutan. Michael là người dạy tiếng Anh cho hoàng gia Bhutan và là trưởng phòng phiên dịch. Suu Kyi sau đó làm nhân viên khảo cứu cho Bộ Ngoại giao.
  • 1973: Hai vợ chồng trở về London. Suu Kyi sinh con đầu lòng Alexander.
  • 1977: sinh con thứ nhì là Kim tại Oxford. Trong khi ờ nhà nuôi con nhỏ, Suu Kyi bắt đầu viết sách, nghiên cứu về cha của bà và giúp chồng khảo cứu về văn hoá vùng Himalaya.
  • 1984: Xuất bản bài về cha mình Aung San trong phần "Các lãnh tụ Á châu" của báo định kỳ Đại học Queensland. (Xem Freedom from Fear, pp. 3-38.)
  • 1985: Xuất bản "Đi thăm Miến Điện" cho giới đọc giả trẻ. Xuất bản sách về Nepal và Bhutan (NXB: Burke, London)

 1985 - 1988

  • 1985-1986: Là học giả nội trú tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto, Suu Kyi tìm hiểu về cha bà trong thời gian ông ở Nhật.
  • 1986: Hằng năm, hai con trai của Suu Kyi, Alexander và Kim, về Rangoon thăm bà ngoại và dần dần học hỏi về tu hành đạo Phật.
  • 1987: Sau khi được trao bằng thành viên của trường nghiên cứu văn hóa Ấn, Suu Kyi cùng chồng con về cư trú tại Simla. Sau đó về London khi mẹ bà cần mổ mắt vì bệnh cườm thủy tinh thể mắt. Xuất bàn "Thời sự xã hội chính trị Miến Điện trong những năm 1910-1940" trong báo của Đại học Tokyo. (Xem "Freedom from Fear", pp. 140-164.) Gia đình trở về Oxford vào tháng 9. Suu Kyi ghi danh học tại trường London nghiên cứu về châu Á và châu Phi.

 1988

  • 31 tháng 3: Khi nghe tin mẹ bị tai biến mạch máu não trầm trọng, Suu Kyi về Rangoon chăm sóc cho bà.
  • 23 tháng 7: Tướng Ne Win, nhà độc tài Myanma từ năm 1962, từ chức. Những cuộc biểu tình chống đối tiếp tục xảy ra.
  • 8 tháng 8: Nhiều cuộc nổi dậy khắp nơi. Chính quyền dùng vũ lực đàn áp, rất nhiều người chết và bị thương.
  • 15 tháng 8: Suu Kyi bắt đầu hoạt động chính trị. Bà gửi thư cho chính phủ, kêu gọi thành lập ủy ban cố vấn độc lập về vấn đề bầu cử đa đảng.
  • 26 tháng 8: Trong bản tuyên bố đầu tiên trước hàng trăm ngàn công chúng bên ngoài chùa Shwedagon, bà kêu gọi thành lập chính phủ tự do dân chủ. Chồng và hai con trai bà cũng có mặt hôm ấy.
  • 18 tháng 9: Chính phủ quân đội Myanma (SLORC) ban ra hình luật để áp chế các cuộc biểu tình.
  • 24 tháng 9: Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) thành lập do Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương bất bạo động.
  • Tháng 10 - 12: Mặc dù bị nhà nước cấm, Suu Kyi tiếp tục đi khắp nơi phát huy, cổ động nhân dân về phong trào tự do, dân chủ.
  • 27 tháng 12: Mẹ của Suu Kyi, bà Khin Kyi, chết (thọ 76 tuổi).

 1989

  • 2 tháng 1: tang lễ của Khin Kyi rất lớn. Suu Kyi thề sẽ theo bước mẹ cha phục vụ đồng bào Miến Điện cho đến chết.
  • Tháng 1 - tháng 7: Suu Kyi tiếp tục tranh đấu mặc dù bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ bởi quân lính nhà nước.
  • 17 tháng 2: Suu Kyi bị nhà nước cấm không cho tranh cử.
  • 5 tháng 4: Sự kiện tại khu Irawaddy Delta, Suu Kyi can đảm đi thẳng tới trước những nòng súng của quân đội chính phủ đang chĩa vào bà.
  • 20 tháng 7: Suu Kyi bị giam lỏng trong nhà, không có án kết. Hai con trai đang sống cùng bà. Chồng bà là Michael bay từ Rangoon về thăm sau khi nghe tin bà tuyệt thực ba ngày để đòi được đem vào tù chung với những học sinh bị bắt tại tư gia của bà. Bà ngưng tuyệt thực khi chính quyền hứa sẽ đối xử tốt với học sinh.

 1990

  • 27 tháng 5: Đảng NLD thắng cử (82% phiếu) mặc dù Suu Kyi đang bị giam lỏng. Nhà nước SLORC không chấp nhận kết quả bầu cử.
  • 12 tháng 10: Suu Kyi lãnh giải thưởng Nhân Quyền Rafto.

 1991

 1992

Suu Kyi công bố bà sẽ dành khoản tiền nhận được từ giải Nobel (khoảng 1,3 triệu đô Mỹ) để tái thiết các trụ sở giáo dục và y tế cho đồng bào Myanma.

 1993

  • Nhóm người lãnh giải Nobel Hòa bình xin gặp bà nhưng bị nhà nước Myanma từ chối. Họ sang thăm dân Myanma tỵ nạn tại Thái Lan và kêu gọi nhà nước Myanma trả tự do cho Suu Kyi. Sau đó lời kêu gọi này được lập lại tại Liên Hiệp Quốc.

 1994

  • Tháng 2: Những người không bà con được thăm Suu Kyi gồm có đại diện Liên Hiệp Quốc, nghị viên Mỹ, phóng viên báo New York Times.
  • Tháng 9 - 10: Các nhà lãnh đạo chính quyền Myanma gặp Suu Kyi - bà vẫn đòi một cuộc đối thoại công khai.

 1995

  • 10 tháng 7: SLORC thả Suu Kyi sau 6 năm giam lỏng.

 1996 - 2006

Trong nhiều năm sau, Suu Kyi bị kềm chế về vấn đề đi lại. Bà có cơ hội gọi điện thoại cho thân nhân ở Anh Quốc nhưng ngoài ra không hoạt động gì được. Báo chí do nhà nước quản chế liên tục bôi nhọ bà và nhiều người lo sợ cho an ninh của bà. Mọi nỗ lực để phát huy đảng NLD đều bị dập tắt, nhiều thành viên bị đánh đập và bỏ tù. Một vài tháng sau khi lệnh quản thúc tại gia kết thúc, Suu Kyi có cố gắng tuyên bố trước đám đông công chúng tụ tập tại nhà bà, nhưng sau đó hoạt động này bị dẹp. Tuy nhiên bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ.
Suu Kyi vẫn tiếp tục có tiếng nói trên thời sự quốc tế. Phóng viên, ký giả vẫn có thể quay phim và phỏng vấn bà. Tại cuộc hội thảo quốc tế về phụ nữ do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1995, bà gửi video để tường trình các vấn đề chính yếu với diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Trong khi đó, SLORC đổi tên thành Ủy ban Hòa bình và Xây dựng Quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền như trước.
Suu Kyi khuyến khích thế giới đừng du lịch và ngưng liên hệ ngoại giao với Myanma cho đến khi nào nước này có tự do chân chính. Tuy Hoa Kỳ có ra biện pháp cấm vận kinh tế với Myanma, những nước láng giềng vẫn có liên hệ ngoại giao với nước này và Myanma đã được nhận vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Ngày 27 tháng 3 năm 1999, chồng Suu Kyi qua đời tại London vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Lần cuối cùng ông bà gặp nhau là vào Giáng sinh năm 1995. Chính phủ Myanma không cho phép ông sang thăm vợ và luôn khuyên bà rời nước đi thăm chồng, nhưng bà từ chối vì biết rằng một khi bà ra khỏi nước, chính phủ Myanma sẽ không bao giờ được cho phép bà trở về lại Myanma. Suu Kyi xem sự đau khổ xa cách chồng, ngay cả khi ông chết, là một hy sinh bà phải nhận trong quá trình tranh đấu cho tự do dân tộc Myanma.
Năm 2004, đặc sứ Liên hiệp quốc Razali Ismali đến Myanma, thăm bà Suu Kyi, nhưng trong 2 năm sau đó không có người nước ngoài nào được tới gặp bà.
Tháng 5 năm 2006, Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc phụ trách chính trị Ibrahim Gambari đến Myanma để thảo luận với chính quyền quân sự về vấn đề nhân quyền cũng như việc lập lại dân chủ. Ông đã gặp bà Suu Kyi, tuy nhiên nội dung cuộc trò chuyện không được công bố.

 2007

Cuộc biểu tình của tu sĩ Phật giáo tại Burma bắt đầu ngày 19 tháng 8 năm 2007, khởi nguồn từ sự tăng giá quá cao của xăng dầu. Mặc dầu bị quân đội chính quyền Junta đàn áp tàn bạo nhưng các vị sư sãi vẫn tiếp tục xuống đường lên án nhà nước [3].
Ngày thứ bảy, 22 tháng 9, mặc dầu đang bị giam lỏng tại tư gia, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trước công chúng tại cổng nhà mình, đón tiếp các vị tăng ni phật giáo trên đường họ kéo về tham gia biểu tình đòi nhân quyền [4].
Sau đó có tin là Suu Kyi bị bắt đem về nhà tù Insein nơi bà từng bị giam cầm năm 2003 [5] [6][7][8], nhưng qua cuộc đàm thoại ngày 30 tháng 92 tháng 10 với phái đoàn Liên Hiệp Quốc do ông Ibrahim Gambari dẫn đầu thì bà chỉ tiếp tục bị giam lỏng tại tư gia.[9][10].

 2009

Ngày 3 tháng 5, 2009, một người Mỹ tên John Yettaw không hiểu vì lý do gì lại lội ngang hồ Inya. Ông tìm đến nhà bà Suu Kyi xin trú ngụ vì ông ta mệt quá và khi ông ta dự định lội trở về vài hôm sau thì bị bắt. Ngày 13 tháng 5 khi chính quyền Myanma nghe tin này liền kết tội bà Suu Kyi là vi phạm bản án tù tại gia. [11] Bà bị bắt giam tại trại giam Insein, với nghi án có thể lên đến 5 năm tù ở. [12] Phiên tòa xử bà Suu Kyi và hai người hầu của bà bắt đầu ngày 18 tháng 5.[13][14] Các nhà ngoại giao và phóng viên báo chí bị cấm theo dõi, nhưng sau đó một số nhân viên ngoại giao của Nga, Thái LanSingapore được vào gặp bà Suu Kyi.[15]
Phiên tòa lúc đầu dự định cho kêu mời 22 nhân chứng [16] đồng thời kết ông Yettaw vào tội làm nhục quốc thể Burma. [17] Bà Suu Kyi tuyên bố là bà vô tội. Bên bị cáo chỉ được gọi 1 nhân chứng (trong 4 người) trong khi bên chính quyền lại kêu 14 nhân chứng. Hai nhân chứng bên bị cáo là Tin OoWin Tin (thành viên đảng NLD) bị từ chối. [18] Có tin cho rằng chính quyền Burma dự định tống giam bà Suu Kyi vào một trại lính bên ngoài thủ đô. [19] Tại một phiên tòa khác ông Yettaw nói rằng ông lội đến nhà bà Suu Kyi đề cảnh giác bà là bà ta sắp gặp nạn lớn. [20] Cảnh sát trưởng quốc gia sau đó xác định rằng Yettaw là "thủ phạm chính" trong vụ án của bà Suu Kyi. [21] Theo lời của người tùy tùng thì bà Suu Kyi nằm tù trong thời gian quanh ngày sinh nhật thứ 64 của bà. [22]
Vụ bắt giữ và xét xử bà Aung San Suu Kyi bị cả thế giới phản đối, nhất là từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, the Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, [23] các chính phủ tây phương [24] Nam Phi,[25] Nhật Bản [26]Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Burma là thành viên của hiệp hội này). [27]
Chính quyền Myanma phản bác các phản đối này là không tôn trọng truyền thống [28] và đồng thời chỉ trích Thái Lan đã xen vào chuyện nội bộ của Burma.[29] Ngoại trưởng Burma Nyan Win tuyên bố trên báo nhà nước Ánh sáng Mới Myanmar rằng: Vụ án này được thổi phồng lên để tăng áp lực đến chính phủ Burma do một số phần tử phản động bên trong và ngoài Burma không muốn thấy những thay đổi tốt trong chính sách liên hệ giữa các nước này với Burma. [17] Ông Ban Ki-moon lãnh thỉnh nguyện thư của các nước [30] đem sang Burma thương lượng nhưng chính quyền Burma khước từ các thỉnh nguyện này. [31]
Chính quyền Burma đình hoãn tuyên án bà Suu Kyi đến ngày 11 tháng 8 [32] và ra án 18 tháng tù tại gia [33]. Bà Suu Kyi do đó sẽ không thể ra ứng cử trong cuộc bầu cử năm tới. Liên Hiệp Quốc và chính phủ tại nhiều quốc gia lên tiếng phản đối hành động này của chính quyền Burma.[34]
Ông Yettaw bị tuyên án 7 nằm tù khổ sai.[33]
Ngày 14 tháng 8, nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb sang gặp chính quyền Myanma và sau đó thăm bà Suu Kyi. Ông Webb xin tha và Burma quyết định thả và trục xuất Yettaw.[35]
Luật sư của bà Suu Kyi kháng cáo.[36] Ngày 18 tháng 8 tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi chính quyền Burma thả tất cả các tù nhân chính trị, trong đó có bà Suu Kyi.[37]
Ngày 25 tháng 9, Suu Kyi chuẩn bị để cùng làm việc với các lãnh đạo quân sự Miến Điện hầu sự cấm vận kinh tế đang áp đặt ở quốc gia này được bãi bỏ. Điều mà trước đây Suu Kyi nhất mực chống lại. Theo lời U Nyan Win, phát ngôn viên vừa là luật sư của Suu Kyi, thì Suu Kyi thảo một bức thư gửi trực tiếp cho nhà lãnh đạo quân đội, Tướng Than Shwe, theo đó bà sẵn sàng hợp tác để làm sao cho việc cấm vận được bãi bỏ. Shwe bỏ ra chừng một tiếng đồng hồ để cùng bà thảo bức thư được miêu tả là "lối suy nghĩ mới" của bà về việc cấm vận. Trong vài ngày tới, bức thư được chính thức nộp cho nhà lãnh đạo quân sự. Luật sư Nyan Win nói Suu Kyi muốn biết có bao nhiêu cấm vận từng áp đặt lên đất nước Miến Điện, và phần lớn mang lại hậu quả tiêu cực đối với đời sống của dân chúng. Trong lá thư bà còn bày tỏ muốn nghe ý kiến của các quốc gia khác đang có đại sứ ở Miến Điện. Đảng đối thủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà, từng thắng cử trong cuộc đầu phiếu năm 1989, chưa quyết định sẽ tham gia cuộc tuyển cử trở lại vào năm 2010 hay không. Quyết định tiếp xúc với chánh đảng quân sự của Suu Kyi đến cùng lúc với chính sách thay đổi của Hoa Kỳ đối với Miến Điện.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố ngày 23/9 rằng Hoa Kỳ sẽ cố liên hệ trực tiếp với các nhà lãnh đạo Miến mà không phải bãi bỏ việc cấm vận hiện tại. Theo bà, đây là một phần của sự tái duyệt chính sách đã được công bố từ Tháng Hai, và chi tiết sẽ được đưa ra trong vài ngày sắp đến. Sự tái duyệt chính sách này bị chậm lại vào tháng 5 sau khi có sự gia hạn việc quản chế dành cho Suu Kyi. Suu Kyi tuyên bố ngày 24/9 rằng bà tán đồng sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, nhưng nhấn mạnh rằng bất cứ quan hệ nào của Mỹ cũng sẽ đều gặp sự chống đối. Bà Clinton nói, "Chúng ta muốn thấy có sự cải cách về dân chủ; một chính quyền biết đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Miến; thả lập tức và không điều kiện những tù nhân chính trị, kể cả bà Aung San Suu Kyi; đối thoại nghiêm túc với phe chống đối và các nhóm thuộc sắc tộc thiểu số."
Ngày 2 tháng 10, một tòa án tại Myanma ra phán quyết bác bỏ đơn xin trả tự do của Suu Kyi, theo luật sư của bà. Suu Kyi nói việc kết tội bà là không đúng, nhưng tòa ở Yangon bác bỏ đơn này. Ông nói rằng các luật sư đại diện cho Suu Kyi sẽ đưa đơn lên Tối cao Pháp viện trong vòng 60 ngày và nếu điều này thất bại sẽ tiếp tục kiện lên tòa kháng án đặc biệt tại thủ đô mới ở Naypyidaw. Phán quyết của tòa án Myanma đưa ra trong lúc có sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với chính quyền quân phiệt tại Myanma.[38]
Suu Kyi gặp một viên chức chính quyền quân sự ngày 7 tháng 10. Ðây là cuộc gặp gỡ thứ nhì trong một tuần kể từ khi bà lên tiếng kêu gọi mở ra một thời đại hợp tác.[39] Cuộc họp không được loan báo trước giữa Suu Kyi và Bộ trưởng Giao tế Aung Kyi diễn ra tại một nhà khách chính phủ gần căn nhà bên bờ hồ của bà ở Yangon và kéo dài chừng nửa giờ đồng hồ.[40] Chi tiết của cuộc gặp gỡ này không được tiết lộ.
Nyan Win, phát ngôn viên của đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ, tin rằng điều này có thể liên hệ đến lá thư của Suu Kyi và sự tiếp nối của cuộc họp ngày 3 tháng 10. Phía đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ đòi hỏi là nếu muốn có sự hợp tác, phía chính quyền phải trả tự do cho thành phần tranh đấu còn đang bị giam giữ và cho mở cửa văn phòng đại diện của đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ trên cả nước.[41]

 2010

Chiều ngày 13 tháng 11 năm 2010, theo chiếu lệ của tòa án Miến Điện, Aung San Suu Kyi được trả tự do, sau khi bị quản thúc tại gia 15 năm trong 21 năm qua

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm Blog này