cùng chia sẻ niềm đam mê

Twitter Button from twitbuttons.com

18.4.12

Tiếng nói của trẻ em – phải được lắng nghe

Chiều hôm qua – tôi đã đến thăm trường THPT Sơn Tây, cách Đại Sứ Quán khoảng 1 tiếng đồng hồ đi ô tô.
Tại sao?
Trước tiên là để phát động, một lần nữa, cuộc thi viết cho trẻ em do chúng tôi tổ chức. Chúng tôi đã phát động cuộc thi này hồi tháng 3 tại Đại Sứ Quán, nhưng chúng tôi được mời đến trường để tham dự cuộc phát động tại trường. Trường có mối quan hệ đặc biệt với Thuỵ Điển thông qua chương trình giao lưu. Năm ngoái, trường đã cử một đoàn giáo viên và học sinh đến giao lưu với giáo viên và học sinh trường thể thao Vilunda tại Upplands Väsby gần Stockholm. Và giáo viên, học sinh Thuỵ Điển cũng sẽ đến đây.
Cuộc thi viết cho trẻ em có sự hợp tác của báo điện tử VietnamNet, là ý tưởng ban đầu của cán bộ báo chí và truyền thông của tôi. Ý tưởng xuất phát từ quan điểm cơ bản là việc bảo vệ quyền của trẻ em cần phải bắt đầu từ những tiếng nói của chính các em. Cần phải dựa vào những suy nghĩ của trẻ em. Và cần phải thiết lập một hệ thống mạnh mẽ ở đó quan điểm và suy nghĩ của trẻ phải luôn luôn được lắng nghe, ở đó suy nghĩ của các em được tự do biểu đạt và những ý tưởng đó phải được tính đến trong quá trình đưa ra các quyết định.

Ngày hôm qua, khi nói chuyện với một nhóm các em học sinh của trường Sơn Tây, tôi đã nhắc lại những kỉ niệm của mình khi tôi làm Đại Sứ tại Tanzania.
Đầu năm 2010, tôi có đến thăm Hội đồng Thiếu Nhi ở Zanzibar, một tổ chức vì quyền trẻ em. Và khi tôi hỏi các em về quyền của các em – và những quan tâm của các em. Chúng ta hành động để đảm bảo quyền. Vậy các em quan tâm đến điều gì?
Một em gái đã giơ tay lên và trả lời: Hôn nhân, Tảo hôn.
Các em đó đã chứng kiến rất nhiều bạn gái đã bỏ học vì chính lí do này. Các em gái đúng là đã phải bỏ học do tình trạng tảo hôn ở đây. Tôi đã không bao giờ quên thông điệp này và tôi muốn truyền tải thông điệp này đến với bất cứ nơi nào mà ở đó vẫn còn tình trạng tảo hôn. Hãy dừng lại, đơn giản là hãy chấm dứt ngay.
Tại Việt Nam, một trong những bài dự thi của cuộc thi viết này đã đề cập đến vấn đề dinh dưỡng ở các khu vực nông thôn. Và em cũng đã đưa ra những đề nghị rất cụ thể.
Tất nhiên các em có thể có rất nhiều cách. Câu hỏi đặt ra đơn giản như sau: Em muốn thay đổi điều gì để đáp ứng một cách tốt nhất lợi ích của trẻ em Việt Nam? Hãy tưởng tượng nếu mình có sức mạnh để thay đổi, em sẽ làm gì?
Bài viết tham dự cuộc thi có tối đa 1000 từ. Gửi đến cho chúng tôi trước ngày 15 tháng 5. Dành cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi.
Ngày hôm qua tại trường Sơn Tây, chúng tôi cũng đã dành ra mấy phút để trả lời câu hỏi này, không chỉ là nói về cuộc thi. Một em trai trong nhóm đã nhấn mạnh rằng định mệnh nằm ngay trong tay chúng ta (không có số phận mà chính chúng ta là người tạo ra …). Một em học sinh gái đưa ra những tranh luận mạnh mẽ về vấn đề đầu tư cho giáo dục, không chỉ là đầu tư bề nổi mà phải sâu rộng. Cần có nhiều trường hơn cho các bạn ở khu vực nông thôn. Cần cử nhiều giáo viên hơn nữa đến những nơi đó. Một học sinh nữ khác, em đã từng đến thăm Thuỵ Điển, mong muốn trẻ em Việt Nam được cha mẹ cho mình được hưởng nhiều quyền tự do hơn. Một học sinh gái thứ ba thì lại nói về vấn đề bạo hành gia đình do xuất phát từ những vụ cãi lộn của cha mẹ
Cần phải có nhiều tiếng nói hơn nữa. Cuộc thi viết chỉ là một diễn đàn hạn hẹp. Nhưng nó cũng đã dựa trên một quyền cơ bản của trẻ em đó là quyền được lắng nghe. Trong gia đình, ở trường học, ngoài xã hội. Không chỉ là nhất thời mà phải là một cách thức để phát triển cá nhân và xã hội.

Staffan Herrström Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam kể từ 01 tháng 9 năm 2010. Trước đây ông đã được các Đại sứ Tanzania trước đó Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) từ năm 1995.

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm Blog này