Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (tiếng Pháp: Reporters sans frontières) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo người Pháp Rebert Ménard thành lập năm 1985. Tên của nó được chọn dựa theo tên của tổ chức Bác sĩ không biên giới.
Ngoài tên chính thức tiếng Pháp Reporters sans frontières (RSF), tổ chức này còn có tên chức thức tiếng Anh: Reporters Without Borders hay RWB, và tiếng Tây Ban Nha: Reporteros Sin Fronteras
Tổ chức Phóng viên không biên giới có văn phòng quốc tế tại Paris, 9 phân hội quốc gia tại châu Âu và 5 văn phòng quốc gia tại Bắc Mỹ và châu Á. Ngoài ra tổ chức còn hoạt động chung với 130 thông tín viên trên khắp các châu lục cũng như với 14 tổ chức đảng phái độc lập với chính phủ.
Tổ chức Phóng viên không biên giới có ngân sách hằng năm vào khoảng 4 triệu Đô la Mỹ, công bố thu nhập trong năm 2006 bao gồm:
- 57% từ những nguồn tự tạo như bán đấu giá, bán lịch và bán 3 sách ảnh.
- 24% có nguồn gốc từ các cơ quan, công ty, quỹ hỗ trợ và giới truyền thông đại chúng như sanofi-aventis, Benetton, Zeta Group, Center for a Free Cuba, National Endowment for Democracy và Fondation de France.
- 9% là hỗ trợ từ văn phòng của Thủ tướng Pháp, của Bộ Ngoại giao Pháp và từ Cộng đồng Pháp ngữ.
- 9% có nguồn gốc từ phí hội viên và tiền quyên góp.
Theo điều tra của 2 nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Đức) tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỉ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarność hằng triệu Đô la Mỹ, và từ Quỹ quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ[2].[3]. Cũng thuộc vào trong số những nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và "ông hoàng" truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi và nhà tỉ phú François Pinault[4]. Ngoài ra công ty quảng cáo nổi tiếng Saatchi & Saatchi tại New York đều thực hiện miễn phí toàn bộ các hoạt động chung quanh quan hệ công chúng cho tổ chức này.
Hằng năm, vào Ngày Nhân quyền, tổ chức Phóng viên không biên giới trao tặng Giải Nhân quyền cho những phóng viên nổi bật. Năm 2002 giải được trao cho nhà báo người Nga Grigori Pasko, năm 2004 cho nhà báo và họa sĩ biếm họa Maroc Ali Lmrabet, Michèle Montas từ Haiti và nhật báo châu Phi Daily News. Năm 2005 giải được trao cho Massoud Hamid (Syria), nhà báo Trung Hoa Zhao Yan (赵岩), đài truyền hình độc lập Tolo TV tại Afganistan và Liên minh Quốc gia của các nhà báo Somalia. Năm 2006 là cho nhà báo Win Tin từ Myanmar, tờ báo Nga Novaya gazeta, tổ chức nhà báo Congo Journaliste en danger và người bất đồng chính kiến Guillerm Farinas Hernández từ Cuba.
Tổ chức phóng viên không biên giới được Quốc hội châu Âu tặng Giải Sakharov, là giải thưởng dành cho cá nhân hay tổ chức đã tích cực hoạt động bảo vệ nhân quyền. Tháng 7 năm 1997 tổ chức nhận được Giải vì Báo chí và Dân chủ của Tố chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Tổ chức Phóng viên không biên giới công bố hằng năm Chỉ số tự do báo chí, một danh sách xếp hạng tự do báo chí trên thế giới. Chỉ số này được công bố lần đầu tiên năm 2002. Chỉ số được lập thành dựa trên những khảo cứu được trả lời từ các tổ chức liên kết, thông tín viên của tổ chức cũng như là từ những nhà báo, nhà nghiên cứu, luật gia và nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới.
Phóng viên không biên giới hỏi những cuộc tấn công dùng bạo lực, giết người hay bắt bớ nhưng cũng điều tra về áp lực gián tiếp chống lại tự do báo chí trong 167 nước trên thế giới. Tổ chức nhấn mạnh rằng chỉ số này chỉ đo độ tự do báo chí chứ không so sánh chất lượng của báo chí của từng nước một. Chỉ số cũng thẩm định áp lực từ những tổ chức phi chính phủ như ETA ở Tây Ban Nha.
Những nhà phê bình cáo buộc tổ chức Phóng viên không biên giới đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng của sự chọn lọc từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong những nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippines, Ả Rập Saudi) hay chính trong Hoa Kỳ
- Tổ chức đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim của Al Jazeera, Sami Al-Haj, đã bị bắt cóc trong Pakistan lúc đang trên đường công tác đến Afghanistan, bị tra tấn và vào ngày 13 tháng 6 năm 2002 đã bị dẫn về Guantánamo.[6][7]
- Tổ chức hoàn toàn không nói gì về vụ của nhà báo người da đen Mumia Abu-Jamal[2].
- Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của tổ chức
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Việt Nam nằm trong số 10 nước thiếu tự do báo chí nhất thế giới
Danh sách xếp hạng mang tên Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2012 do Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vừa công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia được khảo sát, tức gần chót bảng.
Việt Nam cũng là nước thiếu tự do báo chí nhất trong 10 nước Đông Nam Á ASEAN, thua cả Miến Điện, quốc gia xếp hạng 169.
Xét riêng khu vực Châu Á, nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ khá hơn Trung Quốc hiện ở hạng 174, và Bắc Triều Tiên ở hạng áp chót là 178/179 nước.
Thông cáo báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới mô tả Việt Nam là một trong những chế độ áp bức nhất. Vẫn theo RSF, các phong trào cổ súy dân chủ theo gương phong trào ‘Mùa xuân Ả Rập’ bị đàn áp dã man, và ví dụ được đưa ra là nhiều trường hợp bị chính quyền bắt bớ ở Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong Tổ chức Phóng viên Không biên giới, phát biểu với Ban Việt Ngữ đài VOA:
“Việt Nam trong bảng xếp hạng lần này rớt 7 hạng so với bảng xếp hạng năm trước. Điều này cho thấy sự tăng cường đàn áp quyền tự do báo chí của chính quyền Hà Nội. Họ sẵn sàng bắt giữ bất kỳ tiếng nói hay ngòi bút nào trái có quan điểm bất đồng. Một vài trường hợp điển hình như vụ bắt giam blogger bất đồng chính kiến Phạm Minh Hoàng, nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương, hay hai ký giả truyền thanh chương trình radio nói về Pháp Luân Công sang Trung Quốc là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành. Việt Nam đã bị liệt kê là kẻ thù của Internet và với bảng xếp hạng hằng năm về chỉ số tự do báo chí, có thể nói Việt Nam cũng là kẻ thù của quyền tự do báo chí nữa.”
Trong bảng khảo sát thường niên lần thứ 10 này, Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận xét năm 2011 là năm của sự đàn áp và rằng chưa bao giờ tự do thông tin lại gắn liền chặt chẽ với dân chủ như tình hình trong năm qua, cũng như chưa bao giờ công việc của nhà báo lại gây khó chịu cho những kẻ thù của sự tự do đến như thế.
Top 5 nước được đánh giá là có nền tự do báo chí nhất trên thế giới lần lượt là Phần Lan, Nauy, Estonia, Hà Lan, và Áo. Như vậy, Phần Lan liên tục dẫn đầu các nước về tự do báo chí trong nhiều năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris, Pháp, là một tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ quyền tự do tác nghiệp của ký giả và chống lại nạn kiểm duyệt báo chí trên toàn thế giới.
Việt Nam cũng là nước thiếu tự do báo chí nhất trong 10 nước Đông Nam Á ASEAN, thua cả Miến Điện, quốc gia xếp hạng 169.
Xét riêng khu vực Châu Á, nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ khá hơn Trung Quốc hiện ở hạng 174, và Bắc Triều Tiên ở hạng áp chót là 178/179 nước.
Thông cáo báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới mô tả Việt Nam là một trong những chế độ áp bức nhất. Vẫn theo RSF, các phong trào cổ súy dân chủ theo gương phong trào ‘Mùa xuân Ả Rập’ bị đàn áp dã man, và ví dụ được đưa ra là nhiều trường hợp bị chính quyền bắt bớ ở Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong Tổ chức Phóng viên Không biên giới, phát biểu với Ban Việt Ngữ đài VOA:
“Việt Nam trong bảng xếp hạng lần này rớt 7 hạng so với bảng xếp hạng năm trước. Điều này cho thấy sự tăng cường đàn áp quyền tự do báo chí của chính quyền Hà Nội. Họ sẵn sàng bắt giữ bất kỳ tiếng nói hay ngòi bút nào trái có quan điểm bất đồng. Một vài trường hợp điển hình như vụ bắt giam blogger bất đồng chính kiến Phạm Minh Hoàng, nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương, hay hai ký giả truyền thanh chương trình radio nói về Pháp Luân Công sang Trung Quốc là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành. Việt Nam đã bị liệt kê là kẻ thù của Internet và với bảng xếp hạng hằng năm về chỉ số tự do báo chí, có thể nói Việt Nam cũng là kẻ thù của quyền tự do báo chí nữa.”
Trong bảng khảo sát thường niên lần thứ 10 này, Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận xét năm 2011 là năm của sự đàn áp và rằng chưa bao giờ tự do thông tin lại gắn liền chặt chẽ với dân chủ như tình hình trong năm qua, cũng như chưa bao giờ công việc của nhà báo lại gây khó chịu cho những kẻ thù của sự tự do đến như thế.
Top 5 nước được đánh giá là có nền tự do báo chí nhất trên thế giới lần lượt là Phần Lan, Nauy, Estonia, Hà Lan, và Áo. Như vậy, Phần Lan liên tục dẫn đầu các nước về tự do báo chí trong nhiều năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris, Pháp, là một tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ quyền tự do tác nghiệp của ký giả và chống lại nạn kiểm duyệt báo chí trên toàn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét