Mafia còn có tên gọi khác Cosa Nostra là một tổ chức tội phạm bí mật của người Sicily, được hình thành ở vùng đảo Sicily của Ý vào giữa thế kỉ 19. Một trong những bộ phận hậu duệ của tổ chức này xuất hiện ở vùng ven biển phía đông Hoa Kỳ và Úc cùng với làn sóng nhập cư của cộng đồng người Sicily và các cư dân khác thuộc miền nam nước Ý. Ở Bắc Mỹ, Mafia dùng để chỉ các tổ chức tội phạm của Ý nói chung chứ không hẳn chỉ giới tội phạm của riêng cộng đồng Sicily. Theo nhà sử học Paolo Pezzino “Mafia là một tổ chức tội phạm không những chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực bất hợp pháp mà còn là một tổ chức đa chức năng, như là một thế lực của một khu vực hay một vùng nhất định".
MAFIA, theo tiếng Ý, là chữ viết tắt của một tổ chức yêu nước mang tên: Morta Alla Francia Italia Anela[1], nghĩa là: Tổ chức đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất Ý.
Mafia xuất hiện đầu tiên ở đảo Sicilia thuộc miền Nam Italia. Theo Capierne và Groneff, Mafia ra đời năm 1282 với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức, bất công chống người Pháp chiếm đóng lúc đó [cần dẫn nguồn].
Sau này, phạm vi hoạt động của Mafia mở rộng sang nhiều nước, Mafia ngày càng thay đổi về bản chất và đến thế kỉ 20, danh từ Mafia dùng để chỉ tổ chức hoạt động bí mật, chuyên sử dụng biện pháp bạo lực, khủng bố, ám sát, tống tiền, buôn lậu ma túy, cờ bạc,... Hiện nay, ở nhiều nước, một số quan chức nhà nước cũng tham gia Mafia, các thế lực phản động cũng sử dụng Mafia vào mục đích chính trị. Tổ chức Mafia có quan hệ câu kết với các tổ chức tội phạm khác ở nhiều nước, nhất là các tổ chức băng đảng Hoa Kỳ. Mafia là đối tượng đấu tranh của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) [2].
Mafia cũng thường được gọi trong tiếng Ý là Cosa Nostra (có nghĩa là "của chúng ta").
Theo một tài liệu khác thì thuật ngữ 'Mafia" là cấu tạo danh từ của tính từ "mafiusu" có nguồn gốc từ Ả rập. Từ này có nghĩa chung chung là "xinh đẹp" nhưng cũng có thể được hiểu là "tuyệt vời". Từ "mafiusu" khi để chỉ tính cách người đàn ông không có nghĩa cụ thể. Từ này chỉ người đàn ông hiếu chiến, kiêu ngạo nhưng không biết sợ hãi, đầy chí khí và luôn tự hào (theo học giả Diego Gambetta).
Nghĩa rộng của từ "mafiusu", dùng để chỉ giới tội phạm ngầm, bắt đầu được sử dụng từ 1863 trong một vở kịch có tên "I mafiusu di la Vicaria" nghĩa là "Những con người tốt đẹp vùng Vicaria" của tác giả Rizzotto và Gaetano Mosca. Vở kịch nói về một nhóm tội phạm tại nhà tù Palermo. "Mafia" hay "Mafiusu" không hề được nhắc đến trong vở kịch nhưng có lẽ đã được đưa vào tên vở kịch để giúp tăng thêm phần hấp dẫn.
Mối liên hệ giữa từ "mafiusu" với các băng nhóm tội phạm như trong tên của vở kịch vẫn hoàn toàn mới đối với dân chúng Sicilia và Italia vào thời điểm đó. Sau đó, từ "mafia" đã xuất hiện trong những cuốn tiểu thuyết lấy cảm hứng từ các sự việc có thật và được dân chúng dùng để chỉ các băng nhóm tội phạm. Việc sử dụng thuật ngữ "mafia" sau đó được các báo cáo quốc gia của Italia nhắc đến như một hiện tượng. Từ này chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào 1865 trong một báo cáo của thanh tra trưởng Filippo Antonio Gualtiero tại Palermo.
Leopoldo Franchetti, một nghị sĩ Italia, người đã du lịch qua Sicilia, viết một trong những bản báo cáo đầu tiên về Mafia vào 1876. Ông miêu tả nghĩa của thuật ngữ này: "Một tầng lớp tội phạm đã được hình thành và chờ một thuật ngữ miêu tả bọn chúng và từ "Mafia" chính là từ mà chúng cần. "Mafia" đem lại cho bon tội phạm này một tính cách đặc biệt và một vị trí quan trọng trong xã hội Sicilia. Tầng lớp tội phạm này xứng đáng có một từ riêng dành cho chúng, chứ không phải những từ thông thường như tại các quốc gia khác".
Một số nhà nghiên cứu coi "mafia" là một thuật ngữ mang nghĩa tích cực, có nguồn gốc từ văn hóa cộng đồng. Quan điểm này được thể hiện trong định nghĩa đưa ra bởi Giuseppe Pitrè, một nhà dân tộc học Sicilia: "Mafia là sự nhận thức của một người về giá trị của mình, là quyền lực cá nhân của người nắm toàn quyền xử trí các xung đột và các tranh chấp quyền lợi.
Rất nhiều người dân Sicilia không coi "Mafia" là tội phạm mà coi đó là hình mẫu và người bảo hộ, vì nhà nước không hề bảo vệ kẻ nghèo và kẻ yếu [cần dẫn nguồn]. Năm 1950, dòng chữ khắc trên mộ của ông trùm huyền thoại vùng Villalba, Calogero Vizzini, viết rằng: "Những việc ông làm khi là "mafia" không phải là tội ác mà là sự tôn trọng luật danh dự, là sự bảo vệ mọi loại quyền và đỉnh cao của tinh thần cao cả. Đó là tình yêu". Ở đây, "mafia" mang nghĩa tự hào, danh dự, trách nhiệm với xã hội; Mafia là một quan điểm, chứ không phải một tổ chức. Cũng như vậy, vào 1925, nguyên thủ tướng Italia Vittorio Emanuele Orlando đã phát biểu rằng ông tự hào khi là một "mafioso" bởi từ đó gắn liền với danh dự, sự cao cả và hào hiệp. [cần dẫn nguồn]
Sơ lược
Bắt đầu phát triển từ Bờ Đông Hoa Kỳ vào những năm cuối của thế kỉ 19 sau những làn di cư của người Ý đến đất nước này[cần dẫn nguồn].
"Mafia" thường còn được dùng để chỉ bất kì một nhóm người nào có dính líu trong những hoạt động làm tiền gian lận, như là Mafia Nga, Mafia Mexico, Yakuza Nhật Bản, Băng đảng Ai-len, Hội Tam Hoàng (Trung Quốc), Mafia An-ba-ni, Mafia Cu-ba, Mafia Đen, Mafia Ấn Độ, và một số băng đảng tội phạm có tổ chức quy mô nhỏ khác.
Mafia phát triển mạnh mẽ nhất tại Mỹ vào giữa thế kỷ 20, cho đến khi hàng loạt các cuộc điều tra của FBI vào những năm 1970 và 1990 phần nào suy giảm ảnh hưởng của các thế lực Mafia. Tuy có suy giảm sức mạnh phần nào, Mafia và những tiếng tăm về nó đã ăn sâu vào văn hóa cộng đồng Mỹ, được thể hiện trong các tác phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình và kể cả trong quảng cáo.
Ngày nay Mafia là loại tội phạm có tổ chức mạnh nhất hoạt động tại Mỹ. Mafia dùng thanh thế của mình để duy trì sự kiểm soát phần lớn các công ty làm ăn phi pháp tại Chicago và New York. Mafia còn có mối quan hệ với Mafia Silician, một tổ chức lớn và lâu đời.
Những nghi thức
Những nghi thức định hướng tại hầu hết các "gia đình" Mafia diễn ra khi người đàn ông trong gia đình có khả năng phụ giúp cho tổ chức, và sau đó, trở thành một "chiến binh" thực thụ. Một thành viên của tổ chức Mafia, Tomamaso Buscetta đã miêu tả với thẩm phán Giovanni Falcone quy trình này. Thành viên mới vào nghề sẽ tiến hành nghi thức cùng với ít nhất 3 "thành viên danh dự" khác của "gia đình". Thành viên lớn tuổi nhất sẽ nói cho anh ta biết rằng gia nhập "gia đình Mafia" đồng nghĩa với việc bảo vệ kẻ yếu khỏi sự đàn áp của kẻ mạnh. Sau đó thành viên lớn tuổi nhất này sẽ rạch đầu ngón tay của thành viên mới, nhỏ máu anh ta lên một bức tranh thánh. Bức tranh được đặt trong tay anh ta và bị đốt cháy. Anh ta sẽ phải chịu đựng cái đau đớn khi bị bỏng, chuyền bức ảnh từ tay này sang tay kia cho đến khi bức ảnh cháy hết. Trong lúc đó, anh ta phải thề sẽ tuân theo mọi luật lệ của "Cosa Nostra" và nghiêm trang thề rằng "Nếu tôi vi phạm lời thề này, da thịt tôi sẽ bị thiêu cháy như vị thần trong bức tranh này". [3]
Những ông trùm và thành viên nổi tiếng của Mafia tại Sicilia
Calogero Vizzini, ông trùm vùng Villalba, được coi là một trong những ông trùm có thế lực nhất vùng Sicilia sau thế chiến thứ 2. Ông qua đời năm 1954.
Giuseppe Genco Russo, ông trùm vùng Mussomeli, được coi là người kế nhiệm của Calogero Vizzini. *Salvatore "Ciaschiteddu" Greco, ông trùm của Gia Đình Mafia tại Ciaculli, là thư ký đầu tiên của Hội Đồng Mafia vùng Sicilia, một tổ chức được thành lập vào 1958.
Tommaso Buscetta là thành viên Mafia đầu tiên trở thành kẻ bán tin tức trong những năm 1980. (Trước đó có Leonardo Vitale, người đã tự đầu thú trước cảnh sát vào năm 1973. Ông bị coi là thần kinh không ổn định và những bằng chứng ông đưa ra chỉ đủ để kết tội ông và người chú của ông. Các bằng chứng của Buscetta được biết đến như 'Supergrass' và là những bằng chứng chính được dùng trong các phiên tòa xử Mafia (Maxi-Trials).
Salvatore Riina, tên khác là Totò Riina là một trong những thành viên khét tiếng nhất của Mafia tại Sicilia. Tên thường gọi của ông là "Ác thú" (do bản chất hung bạo), hay là "Người lùn" (do chiều cao hạn chế). Ông đã nắm trong tay toàn bộ Mafia từ những năm 1980 cho đến khi bị bắt vào 1993.
Bernardo Provenzano, người nối nghiệp Riina, đứng đầu vùng Corleonesi và được coi là một trong những ông trùm thế lực nhất của Mafia vùng Sicilia. Provenzano là một dân tị nạn trốn tránh pháp luật từ 1963. Ông bị bắt vào 11 tháng 4 năm 2006 tại Sicilia. Trước khi bị bắt, các nhà chức trách đã suýt bắt được ông trong suốt 10 năm ròng. (theo nguồn tin chính xác thì tên Provenzano đã trốn chạy pháp luật được 43 năm trước khi bị bắt).
Giovanni 'lo scannacristiani' Brusca là người dính líu đến vụ ám sát thẩm phán Giovanni Falcone.
Matteo Messina Denaro là một trong những người kế nhiệm Provenzano.
Salvatore Lo Piccolo cũng là một trong những người kế nhiệm Provenzano.
Hội Tam Hoàng (giản thể: 三合会; phồn thể: 三合會; pinyin: Sānhéhuì) hay Xã hội Đen (giản thể: 黑社会; phồn thể: 黑社會; pinyin: heishehui) là một trong những băng đảng tội phạm lớn có địa bàn hoạt động chủ yếu và hội sở là ở Hồng Kông, có chi nhánh hoạt động ở một số nơi khác có người Hoa sinh sống như Macao, Đài Loan, Trung Hoa đại lục, các phố Tàu (Chinatown) ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Phi, Úc và New Zealand.
Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển
Hội Tam Hoàng được hình thành từ thời phong kiến Trung Hoa, theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau. Tam Hoàng cứ thế lớn mạnh từ hết triều đại này đến triều đại khác cho đến thế kỷ 19, khi triều đình quyết định xử tử các thành viên của tổ chức này. Đến đầu thế kỷ 20, Tam Hoàng trở thành một tổ chức tội phạm có tổ chức thực sự với hàng loạt hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ buôn lậu vũ khí đến tống tiền, mại dâm, bắt cóc, tổ chức vượt biên bất hợp pháp, làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc...
Theo một số nguồn tin, Hội Tam Hoàng xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào thế kỷ 17 mà các vị sư chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam lãnh đạo [cần dẫn nguồn]. Sau khi thất bại, một phần đã di cư sang Đông Nam Á và mang theo cơ cấu tổ chức của của Hội Tam Hoàng.
Cơ cấu tổ chức và các hoạt động
Điểm đặc biệt của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều rất bí mật, chính vì thế hầu như có rất ít thông tin về tổ chức này lọt được ra ngoài. Sau khi chính quyền Mao Trạch Đông quyết tâm trấn áp, hội này đã di chuyển phần lớn sang Hồng Kông. Và từ đó, Hồng Kông trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ nhất của tổ chức tội phạm này với khoảng 50 băng đảng con quy tụ ít nhất 80.000 "hội viên".
Hội Tam Hoàng phát triển như vũ bão, vươn vòi bạch tuộc vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người Hồng Kông. Vũ khí chủ yếu của các thành viên Hội Tam Hoàng tại Hồng Kông là dao tông (machete) hay còn gọi là "dao chặt dưa hấu" ("watermelon knife")
Sau năm 1997
Từ năm 1997, Hồng Kông được trao trả về CHND Trung Hoa quản lý, Hội Tam Hoàng đã nhanh chân di chuyển địa bàn hoạt động sang Hoa Kỳ, Hà Lan,... và hiện nay đang xây dựng phát triển tại các quốc gia này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét